Thanh tra, kiểm toán đang đá sân nhau?
Đầu năm, tại cuộc họp báo thường kỳ của ngành kiểm toán, ông Lê Minh Khái Phó tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết: Trong năm 2014 KTNN ngoài việc kiểm toán các bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước, Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm toán 43 tập đoàn, tổng công ty về báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2013. Trong đó, đáng chú ý có những tập đoàn lớn như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng MHB, Công ty Mua bán nợ (DATC), Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty Bảo Minh, TCT cổ phần Bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)...
Kiểm toán, Thanh tra đang dẫm sân nhau.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo của ngành thanh tra, Thanh tra Chính phủ cũng đã lên lộ trình cho công tác thanh tra năm 2014 trong đó tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân sách, ngân hàng, quản lý tài sản công... Trong năm 2014, ngành thanh tra sẽ tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm vào các lĩnh vực quan trọng như: việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp, các ngành lĩnh vực: tài chính, ngân sách, ngân hàng, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý đầu tư xây dựng. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra... Trước đó, trong năm 2013 ngành thanh tra đã tiến hành thanh tra 2.784 cuộc ở 61 bộ, ngành, địa phương. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 3.756 tỷ đồng.
Nhìn vào lộ trình kiểm toán và thanh tra của hai cơ quan Kiểm toán Nhà nước- Thanh tra Chính phủ có thể thấy đang có sự chồng lấn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa hai cơ quan này. Điều đó cũng dễ hiểu vì sao nhiều cơ quan, doanh nghiệp phàn nàn hàng năm cứ phải gồng mình tiếp đón nhiều đoàn thanh tra và kiểm toán. Phải chăng đang có sự quản lý chéo giữa cơ quan của Quốc hội và Chính phủ? Đối với KTNN, được thành lập theo theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ trong đó quy đinh rõ: Kiểm toán Nhà nước để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp. Nhiệm vụ cụ thể là: Kiểm toán ngân sách nhà nước, Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án vay, nợ, viện trợ Chính phủ, Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, Kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia... Và sau khi Luật Kiểm toán được QH thông qua ngày 14.6.2005 thì Kiểm toán Nhà nước thuộc QH do Quốc hội lập nên có các chức năng cơ bản: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Còn Nghị định 83 ban hành ngày 9.10 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh khi cần thiết; Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình... Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ; Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Như vậy có thể nói, nhìn vào chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan trên thì Kiểm toán Nhà nước có chức năng nhiệm vụ bao quát hơn Thanh tra Chỉnh phủ. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan của Quốc hội có chức năng kiểm toán việc thu chi- quyết toán, sử dụng ngân sách tại tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Nhà nước xem việc sử dụng ngân sách, chế độ tài chính có đúng không để có biện pháp chấn chỉnh. Kiểm toán hàng năm tiến hành kiểm tra tất cả các cơ quan quan trên. Còn Thanh tra Chính phủ có chức năng thiên về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; thanh tra các kết quả đã được các cấp ra quyết định, đồng thời tiến hành thanh tra những cơ quan, đơn vị nhà nước nếu phát hiện có dấu hiệu thất thoát, tham nhũng. Chức năng, nhiệm vụ khá rõ ràng như vậy, song dường như giữa hai cơ quan này trong việc thực thi nhiệm vụ của mình đang có sự lấn sân nhau. Chuyên viên kế toán ở một tập đoàn than phiền: Đầu năm mất 2 tháng trời để làm việc với kiểm toán thì cuối năm lại ngần ấy thời gian cho thanh tra. Chúng tôi nghĩ, dẫu cơ quan của Quốc hội hay Chính phủ (Kiểm toán của Quốc hội, Thanh tra của Chính phủ) thì đều là của Nhà nước cả. Điều quan trọng, cần phải tiếp tục tách bạch chức năng quản lý để tránh chồng chéo. Kiểm toán là cơ quan chuyên kiểm tra việc thực hiện, chi tiêu ngân sách, tài chính kế toán còn Thanh tra chuyên về công tác khiếu kiện, giải quyết bức xúc của dân và thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền.
L. Hà
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55