Tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp nợ thuế: Doanh nghiệp có bị làm khó?
Nợ thuế lên tới trên 12.600 tỷ đồng | |
Những người mua nhà tại các dự án DN nợ thuế: Thấp thỏm nỗi lo |
Biện pháp mạnh
Theo dự thảo quyết định này, cá nhân nợ thuế trên 90 ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc đại diện pháp luật của doanh nghiệp nợ thuế từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ thuộc diện chưa được xuất cảnh. Với các doanh nghiệp nợ thuế trên một tỷ đồng, dự thảo nêu rõ: Chủ tịch, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hay chủ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng sẽ bị cấm ra nước ngoài. Ngay cả với người nước ngoài còn nợ thuế cũng bị tạm hoãn xuất cảnh theo dự thảo này. Công dân Việt Nam sẽ chỉ được xuất cảnh sau khi đã nộp đủ số thuế thiếu. Tương tự, thời gian bị tạm hoãn xuất cảnh với người nước ngoài tối đa là 3 năm.
Tuy nhiên, dự thảo sẽ không áp dụng quy định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp các tổ chức sản xuất kinh doanh, cá nhân “có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác tại các tổ chức tín dụng và được tổ chức tín dụng bảo lãnh để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước”.
Nhiều người có nguy cơ “cấm bay” do nợ thuế. Ảnh minh họa |
Trao đổi với phóng viên, luật sư Quách Thành Lực, Văn phòng luật Hà Nội Tinh Hoa, cho biết, theo khoản 4 điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP qui định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì cứ có khoản nợ, nghĩa vụ tài chính mà không có đặt tiền hoặc biện pháp bảo đảm, có thể bị cấm, chưa được xuất cảnh. Quy định này chưa cụ thể giá trị khoản nợ, khoản nghĩa vụ tài chính phải thực hiện. Còn theo dự thảo mới đây của Bộ Tài chính quy định một con số nợ, nghĩa vụ tài chính cụ thể sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng. “Theo tôi, việc các cá nhân, doanh nghiệp chiếm dụng vốn hoặc cố tình chây ỳ các khoản nợ khá phổ biến trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.Việc cấm xuất nhập cảnh là biện pháp mạnh, trực tiếp có giá trị ngăn chặn, giảm thiểu tư duy kinh doanh chụp giật của một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp ở nước ta”, luật sư Lực cho biết thêm.
Đề phòng
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2014, cả nước có hơn 1,7 triệu người và DN nợ thuế. Trong số 600.000 DN nợ thuế có gần 60% nợ trên 50 triệu đồng. Trong 1,1 triệu hộ gia đình, cá nhân nợ thuế có 9% nợ trên 10 triệu đồng. Vì số nợ trên, Bộ Tài chính cho rằng, áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh để tăng khả năng thu nợ thuế. Tuy vậy, trong dự thảo Bộ Tài chính không thống kê số DN nợ trên 1 tỉ đồng và số cá nhân nợ trên 50 triệu đồng có khả năng bị “cùm chân”. Từ những quy định thiếu đồng bộ này, rất dễ dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp tới tận phút chót mới biết mình bị cấm xuất cảnh.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên phân phối linh kiện điện tử, băn khoăn: “Nội dung dự thảo có quy định việc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với cơ quan xuất nhập cảnh, tiến tới trao đổi thông tin qua hệ thống điện tử. Trong khi đó lại không thấy đề cập đến người bị cấm xuất cảnh, được quyền biết thông tin về việc mình bị áp dụng biện pháp này!”.
“Thực tế từng có đại diện DN nợ thuế nhưng có nhu cầu đi du lịch, đi nước ngoài tìm bạn hàng, đi thăm con... đã hóa giải bằng cách: Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật. Bởi người nào đứng tên làm đại diện thì mới bị cấm xuất cảnh...”, luật sư Quách Thành Lực cảnh báo. |
Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng, dự thảo của Bộ Tài chính chỉ tập trung phương án “bao vây” doanh nghiệp để thu bằng được, bất chấp mọi lý do. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những tác động thiếu tích cực của xã hội . Ví dụ đối với doanh nhân là người đang làm việc tại DNNN, việc cấm xuất cảnh chỉ căn cứ vào báo cáo thuế để cấm e rằng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt những trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian kiểm tra, kiểm toán thì chưa thể kết luận được báo cáo của viên chức thuế đúng hay sai. Chưa nói đến việc, nhiều viên chức thuế thiếu cái tâm khi hành nghề, sẽ lợi dụng quy định này để nhũng nhiễu. Điều đó cho thấy, qui định lộ ra kẽ hở để những tác động xấu nảy sinh.
Trao đổi với LĐTĐ, ông Phan Anh Minh, Giám đốc Công ty xây dựng AUD (Trung Hòa – Hà Nội) cho biết, quy định này đang làm khó các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. “Nhiều DN bị nợ thuế là do kinh tế khó khăn. Vì thế việc họ đi nước ngoài là nhằm tìm kiếm các cơ hội như gặp gỡ đối tác, đi tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm... Nếu không cho họ đi thì doanh nghiệp sẽ càng không có lối thoát dẫn đến nợ nần. Như vậy, khả năng chi trả được thuế cho nhà nước càng khó khăn hơn. “50 triệu, một tỷ đồng nợ thuế có phải là lớn khi dự thảo có thể là nguyên nhân chặn đứt cơ hội liên quan các kế hoạch, hợp đồng… của DN trị giá nhiều tỷ đồng...”, ông Minh nhận định.
Về ý kiến trên, luật sư Quách Thành Lực cho rằng, lo ngại về việc hạn chế xuất cảnh doanh nghiệp nợ thuế sẽ làm lỡ cơ hội làm ăn, đầu tư của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn không phải không có lý. Tuy nhiên, chính việc quá dễ dàng trong việc trốn tránh các khoản nợ cũng khiến cho các quan hệ dân sự, kinh tế trong xã hội khó thực hiện được. Điều này còn gây hại cho nền kinh tế hơn nhiều so với chế tài cấm xuất cảnh với đối tượng nợ thuế. “Tôi cho rằng, ngoài quy định cụ thể rõ ràng về khoản nợ thuế đối với Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền cũng cần quy định cụ thể số lượng nợ của các cá nhân, doanh nghiệp trong giao dịch kinh tế dân sự để có căn cứ yêu cầu người nợ hạn chế xuất cảnh. Ngoài ra, dự thảo cần quy định rõ trình tự, thủ tục công bố công khai thông tin về việc hạn chế xuất cảnh để cho người bị cấm và người liên quan được biết để chủ động trong công việc của mình” - luật sư Lực cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47