Siết quản lý hoạt động du lịch mạo hiểm
VITM 2017 chú trọng quảng bá du lịch Hà Nội | |
Du lịch Việt đắt khách nhờ ‘cú hích địa phương’ | |
Văn hóa ứng xử của người làm du lịch đã ở mức “báo động đỏ” |
Ảnh minh họa - Internet |
Theo dự thảo, những hoạt động sau đây khi đưa vào chương trình du lịch phục vụ khách du lịch, được xác định là hoạt động du lịch mạo hiểm: Lái ca nô; lái ca nô kéo dù bay; chèo thuyền kayak; cưỡi ngựa; đi xe đạp địa hình núi; đi trên dây; đu dây vượt thác; săn bắn; lái bè; lặn biển; leo núi; thám hiểm hang động; trượt cát; trượt cỏ; trượt băng nhân tạo; trượt tuyết nhân tạo; thám hiểm rừng rậm; trò chơi trượt máng nước; đi mô tô nước, lướt ván và những hoạt động thể thao mạo hiểm khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch có một hoặc một số hoạt động nêu trên tại các khu, điểm du lịch được coi là chương trình du lịch mạo hiểm.
Dự thảo nêu rõ, khách du lịch có tiền sử bị bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh về đường hô hấp và một số bệnh khác theo khuyến cáo của bác sỹ không được tham gia các hoạt động du lịch mạo hiểm. Những người đã uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích không được tham gia chương trình du lịch mạo hiểm.
Bên cạnh đó, phải ký cam kết về đảm bảo điều kiện sức khỏe, độ tuổi phù hợp với chương trình du lịch mạo hiểm đã đăng ký tham dự, đồng thời tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra bất cứ tai nạn, sự cố nào liên quan tới việc cung cấp thông tin sai về độ tuổi, điều kiện sức khỏe cá nhân hoặc do không tuân thủ hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Đồng thời, phải được huấn luyện về kỹ năng, thao tác cần thiết trước khi tham gia chương trình du lịch mạo hiểm; đảm bảo được trang bị đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng cần thiết và có hướng dẫn viên theo dõi, giám sát khi tham gia hoạt động này.
Đảm bảo an toàn cho các chương trình du lịch mạo hiểm
Đơn vị quản lý khu, điểm du lịch nơi tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm có trách nhiệm giám sát chặt chẽ các chương trình, hoạt động du lịch mạo hiểm; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch mạo hiểm đảm bảo an ninh, an toàn cho các chương trình du lịch mạo hiểm.
Trang thiết bị, dụng cụ, kỹ thuật hỗ trợ cho các thành viên tham gia chương trình du lịch mạo hiểm gồm: a- Trang bị bảo hộ cá nhân; b- Hệ thống thông tin liên lạc: bộ đàm, bản đồ, sơ đồ chỉ dẫn tuyến du lịch; c- Cách thức nhận diện hệ thống chỉ dẫn đường đi, cảnh báo nguy hiểm trong toàn tuyến du lịch; d- Dụng cụ và túi thuốc sơ cấp cứu.
Các trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ phải đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Theo Lưu Thủy/Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39