Phận người bán rong...
Hà Nội tinh khôi mùa xuyến chi trổ bông | |
Sau dịch gặp nhé, phố cũ người xưa... | |
Tháng Tư nồng nàn Phố |
Gần ba tuần nay, Nhàn không đi lấy hoa về bán được vì giãn cách xã hội. Từ sau Tết, do diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, người trồng hoa ở một số vùng ngoại thành Hà Nội lâm vào cảnh khốn đốn, nhiều gia đình phải nhổ bỏ hoa, chấp nhận thua lỗ, giá hoa rẻ chỉ bằng một nửa những năm trước.
Cùng người dân chung tay phòng chống dịch nên dù khó khăn Nhàn cũng vui vẻ tạm ngừng đi lấy hoa về bán. Chiếc xe ọp ẹp cũng 2 cái mẹt đựng hoa, cái bình phun nước nằm ở góc phòng trọ đã gần ba tuần nay.
Anh Mạnh, chồng Nhàn là lao động tự do, đợt này cũng ở nhà suốt vì ít việc, thi thoảng mới có người thuê vài việc vặt vãnh. Cuối tháng 4, lại chuẩn bị đến hạn đóng tiền nhà trọ, Nhàn mong chủ nhà sẽ giảm cho giá nhà thuê.
Sát phòng trọ nhà Nhàn, gia đình Thắm bán hoa quả dạo cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự...
*Tháng tư, Hà Nội có nhiều điều để nhớ.
Khi cái nắng hanh hao đầu mùa trở lại cũng là lúc bắt đầu một mùa hoa. Tuy không rực rỡ như hoa đào, không nồng nàn như hoa sữa, nhưng loa kèn lại đẹp tinh khôi tựa nàng thiếu nữ vừa đến độ trăng tròn.
Mùa hoa loa kèn nhanh đến rồi cũng vội đi chỉ vỏn vẹn độ 3 tuần ngắn ngủi để lại trong lòng người một chút tiếc nuối. Cành hoa loa kèn mỏng manh không quá sặc sỡ, không quá phô trương giống với nét mảnh dẻ, thanh lịch của người con gái Hà Nội là vậy. Năm nay, những cánh đồng hoa trắng được mùa, bát ngát, đẹp mê mải ngập tràn trong sắc nắng.
Gần 3 tuần, Nhàn nghỉ ở nhà cùng cả nước chống dịch cũng là bằng ấy thời gian phố phường Hà Nội thưa vắng những xe hoa như Nhàn. Ngồi bó gối tựa cửa phòng trọ, hướng mắt về phía cuối con ngõ sâu hun hút, cô thủng thẳng: "Bằng giờ mọi năm em thường chở hoa đi bán khắp các khu phố dọc đường Lê Duẩn, đường Nguyễn Thái Học, đường Hoàng Diệu… Cứ tầm 4 giờ sáng em ra chợ Quảng Bá lấy hoa, chiều có hôm 2, 3 giờ đã bán hết sạch rồi. Mùa này, loa kèn là bán chạy nhất. Cũng sắp hết mùa loa kèn rồi chị nhỉ? … Mong nhanh hết dịch, sang tháng lại sang mùa hoa Sen…"
Năm nay phố phường Hà Nội vắng hơn nét tinh khôi dịu dàng của loài hoa tháng Tư. |
Cũng giống như những cặp vợ chồng nghèo khác, vợ chồng Nhàn từ quê Nam Định lên Hà Nội mưu sinh đã gần 5 năm. “Buôn có bạn, bán có phường”, 2 vợ chồng thuê trọ cùng khu với một vài gia đình cũng có chồng, vợ hoặc là cả 2 cùng bán hàng rong như mình để tiện bề chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những ngày khốn khó, bỡ ngỡ, còn chưa thông thạo đường phố Hà Nội.
Nhàn kể, hồi đầu mới lên, theo các chị em đi lấy hoa về bán, do không biết đường, cứ cắm đầu đạp xe khắp nơi cuối cùng đi lạc, bán xong hoa từ chiều mà tận khuya mới hỏi tham được đường về khu trọ. “Lâu rồi thành quen, ngõ ngách nào em cũng vào, giờ có khi em còn thạo đường hơn người gốc ở đây ấy chứ. Hà Nội thế mà cũng chẳng to lắm chị nhỉ!”, Nhàn cười buồn chia sẻ.
Căn phòng nơi Nhàn thuê trọ rộng khoảng 15 mét vuông, không có gác xép, bên trong chỉ đủ kê một cái giường, một cái ti vi nhỏ, cái bếp gas và vài vật dụng khác. Vì bán hoa nên “đồ nghề” của Nhàn chỉ cần 1 chiếc xe đạp có gắn 2 cái khúc gỗ nhỏ đỡ mẹt hoa đằng sau.
Thứ quý giá nhất trong nhà Nhàn có lẽ là chiếc wave tàu cũ, phương tiện đi làm của chồng Nhàn. Vợ chồng Nhàn có 2 con nhỏ, đứa lớn 6 tuổi, đứa bé được gần 2 tuổi mới gửi về quê nhờ ông bà ngoại chăm trước dịch. Đứa bé cai sữa từ lúc gần 1 tuổi để gửi đi lớp vì vợ chồng đều bận, không ai chăm. Trộm vía, 2 đứa dễ ăn, dễ ngủ và rất ngoan.
Hằng tháng, các khoản chi nhà Nhàn luôn cố định: Tiền trọ 2 triệu đồng, tiền gửi trẻ 2 đứa chỗ rẻ nhất cũng gần 3 triệu đồng; tiền sữa, bỉm cho con tiết kiệm ra cũng hết khoảng 600 nghìn. Tiền ăn cả nhà 3 triệu đồng. Tiền điện, nước, linh tinh khác cũng hết khoảng 1 triệu đồng.
Nhàn bán hàng rong, mỗi ngày trừ hết chi phí dư ra được 200 - 250 nghìn đồng. Thu nhập của chồng Nhàn nghề tự do, ai thuê gì làm đấy, không ổn định, tính ra mỗi tháng kiếm được khoảng 6, 7 triệu đồng. Bình quân mỗi tháng, cố lắm thì Nhàn cũng chỉ để ra được 2 - 3 triệu, gửi về quê nhờ ông bà trả tiền lãi vay ngân hàng xây nhà còn nợ chưa trả xong. Năm nay con lớn lại chuẩn bị vào lớp 1. Từ ngày giãn cách xã hội, thu nhập không có lại không về quê được. Tháng này, hai vợ chồng Nhàn đã hết sạch tiền...
*Cũng như Nhàn, Thắm là một người bán hàng rong.
Tuy nhiên, khác với Nhàn, ngoài bán hoa, Thắm còn bán cả các loại quả theo mùa. Mùa này là mùa ổi, cam, xoài, dứa… cái gì Thắm cũng mua về bán. Hơn nữa, chồng Thắm cũng làm cùng vợ. Vợ chồng Thắm quê ở Thanh Hóa ra Hà Nội mưu sinh cũng gần 7 năm rồi.
Trước đây, chồng Thắm làm công nhân xây dựng, trong một lần chẳng may bị tai nạn giàn giáo gãy tay giờ thành tật nên chồng Thắm nghỉ việc hẳn về phụ vợ. Vợ chồng sớm tối, no đói có nhau. Không như Nhàn, trong đợt dịch này, vợ chồng Thắm đánh “liều” thi thoảng vẫn lấy hoa quả về bán.
Một người phụ trách bán chính, một người đẩy xe và canh chừng. Các cụ bảo “yếu trâu còn hơn khỏe bò”, nói gì thì nói vợ chồng cùng làm với nhau vẫn hơn. Dù gì thì gì, chồng Thắm vẫn khỏe, đẩy xe đẩy rất nhanh nên trốn được nhiều lần không bị bắt. Hôm nào bị bắt thì coi như xong cả vốn lẫn lời. Nhưng so với nhà Nhàn, nhà Thắm vẫn còn đồng ra đồng vào. Sáng nay, Nhàn vừa qua mượn tạm Thắm ít tiền cầm cự qua ngày.
“Em không liều được như chị Thắm. Mấy nữa hết dịch, em lại đi bán hoa chị ạ. Bán hoa rồi lại ngắm hoa, cũng thích. Mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm, chứ về quê làm gì ra bằng ấy tiền. Em nhớ các con lắm, nhưng….”.
Có tiếng điện thoại vang lên, Nhàn dừng câu chuyện: “Con lớn nhà em gọi đấy chị ạ, hôm nào nó cũng lấy máy của bà ngoại gọi cho mẹ 1 lần. Nó bảo gọi 30 giây thôi xem mẹ có khỏe không, cho bà đỡ tốn tiền và mẹ cũng không mất tiền, mẹ làm gì có tiền nhiều. Nó ngoan và thương em lắm. Em sẽ cố gắng đi làm để cho con ăn học nên người, đời không khổ như em…”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21