Để người Việt, sử dụng tiếng Việt

Phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc

Với lịch sử 400 năm hình thành, vận động và cải tiến, chữ quốc ngữ đã trở thành tinh thần, linh hồn của dân tộc Việt. Tính linh hoạt và bảo tồn văn hóa chúng ta có được, phải kể đến đó là địa vị ổn định và độc tôn của chữ quốc ngữ, việc trở lại với chữ Hán, chữ Nôm sẽ không còn phù hợp. Còn đối với việc thay đổi, lạm dụng “ngoại ngữ” để thể hiện những nội dung với mục đích cá nhân, xa rời tiếng Việt, thiếu tôn trọng tiếng nói, chữ viết và văn hóa dân tộc… cần có giải pháp ngăn chặn và xử lý. Văn hóa là động lực, là nền tảng của phát triển. Ở những nước như Nhật, Hàn Quốc họ rất biết khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc. Trong đó, ngôn ngữ là “báu vật” không gì có thể đánh đổi được.
ky cuoi khoi day tinh than tu ton dan toc Nguyên nhân vì đâu?
ky cuoi khoi day tinh than tu ton dan toc Kỳ 1: Viết chữ nước ngoài, cho ai đọc?
ky cuoi khoi day tinh than tu ton dan toc Tiếng Việt mới: Tên riêng và tiếng nước ngoài viết sao?

Bảo tồn và phát triển

Lịch sử ngôn ngữ Việt Nam có một sự chuyển mình tất yếu và quyết liệt từ chữ Hán Nôm sang chữ quốc ngữ, nhưng mỗi sự phát triển đều có tính kế thừa. Tuy nhiên, mọi văn bản viết ra trước hết đều phải có giá trị giao tiếp cho đa số. Người Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt, đó là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt.

Đại đa số những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, những người trực tiếp quản lý công trình tâm linh đồng quan điểm với việc bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên bảo tồn đến mức độ nào để chữ quốc ngữ không bị lấn át và ngày càng gần gũi với người dân hơn ở những công trình, di sản, di tích cổ.

ky cuoi khoi day tinh than tu ton dan toc
Rạp xiếc Trung ương nổi tiếng, niềm tự hào của người dân Hà Nội cũng có tên tiếng Anh nổi bật, áp đảo tên tiếng Việt nằm lấp ló bên dưới. Ảnh: Bảo Thoa

Theo nhà nghiên cứu thư pháp, thạc sỹ Nguyễn Quang Thắng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đa số người đi lễ đền chùa, miếu mạo… chỉ thực hành tín ngưỡng với một tôn giáo nào đó, còn chữ nghĩa hoành phi câu đối tại đó gần với kinh kệ, giáo lí hơn, tức là mang ý nghĩa triết học của một tôn giáo hơn. Muốn hiểu triết học, nhất là triết học phương Đông rất khó, thậm chí ngay cả khi người ta dịch ra quốc ngữ cũng mang ý nghĩa sâu sắc không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Đối với một tôn giáo, càng bí hiểm càng linh thiêng. Có lẽ đó là bản chất của tôn giáo”.

“Trên thực tế, nói về việc hiểu, chúng ta đọc, học chữ quốc ngữ, trải nghiệm nhiều vấn đề, nhưng đôi khi chúng ta không hiểu hết được các vấn đề đó. Ví dụ như đi xe máy trên đường chẳng hạn, mặc dù ai cũng biết, nhưng không phải ai ai cũng biết hết về luật giao thông hay các hành vi văn hóa đối với con đường và người tham gia giao thông xung quanh. Theo quan điểm của tôi, một mặt chúng ta cứ phát triển chữ quốc ngữ, tiếng Việt, nhưng một mặt vẫn phải bảo tồn văn hóa chữ cổ vì cha ông ta đã dùng chữ đó hàng ngàn năm qua, cũng như các dân tộc Nhật, Hàn...”, Thạc sỹ Nguyễn Quang Thắng nhấn mạnh.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, thầy Xuân Quyết - Trưởng ban Quản lý Đền Thánh mẫu Cửa truông linh từ chia sẻ quan điểm: Có thể trước những văn bản bằng chữ Hán đó, chúng ta không biết đọc hoặc hiểu hết những ý nghĩa sâu xa thâm thuý nhưng sự tồn tại đã ít nhiều tạo nên một cảm thức, một tâm thức về ý nghĩa của một loại hình văn tự chuyên chở nền văn hoá của ông cha từ bao thế kỉ qua.

Nó có thể đặt nền móng đầu tiên cho quá trình tìm hiểu chữ nghĩa và nền văn hoá tiềm tàng đằng sau chữ nghĩa. Vì vậy, cái cần thiết vẫn là bảo tồn và phát triển. Riêng đối với những công trình mới xây thì nên dùng hoàn toàn chữ quốc ngữ”.

Để làm rõ hơn về việc tại sao cần bảo tồn văn tự cổ trên di tích chùa chiền, Sư thầy Thích Nhân Tuấn – trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cũng đưa ra quan điểm không nên “Việt hóa” toàn bộ chữ Hán cổ tại các chùa chiền nhằm mục đích dễ đọc dễ hiểu cho đại đa số người dân. Nhưng cần thiết phải có phần giải nghĩa bằng chữ quốc ngữ ở bên dưới.

“Bên cạnh mỗi hoành phi câu đối nên kèm theo phần chú thích và giải nghĩa bằng tiếng Việt để người đi lễ bái, vãn cảnh hiểu hơn. Ở chùa chiền, đình đền, miếu mạo người ta thường sử dụng chữ Hán ở hoành phi, câu đối, kinh sách, khoa cúng, văn bia đá, minh chuông, minh văn trên khánh đồng, khánh đá và niên hiệu trên xà nóc. Nhưng những chỗ đó thường có tiết diện nhỏ nên nếu dùng chữ quốc ngữ thì không khả thi.

Ví dụ, “Đại hùng bảo điện” chỉ có 4 chữ nhưng nếu giải thích ra sẽ là “ngôi điện lớn quý báu thờ đức cha lành giác ngộ Thích Ca Mâu Ni Phật” thì quá dài dòng. Ví dụ, bức hoành thường treo ở nhà thờ họ viết là “Tích thụ kim hoa”, nếu không phải là người am hiểu chữ nho thì có đọc được cũng không hiểu gì”, Thích Nhân Tuấn phân tích thêm.

Tiếng mẹ đẻ phải là số một

Việc quy định tên bảng hiệu hay bảng quảng cáo phải có tiếng Việt nhằm mục đích gìn giữ giá trị dân tộc Việt Nam. Tình trạng sử dụng bảng hiệu không có tiếng Việt sẽ để lại hệ quả lâu dài là ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cộng đồng. Hành vi này vừa vi phạm quy định pháp luật vừa không đúng với truyền thống.

ky cuoi khoi day tinh than tu ton dan toc
Chùa Đậu (Thường Tín) là một ngôi chùa cổ lâu năm nhưng đã treo những văn tự tiếng Việt để người dân có thể đọc được.

Các cửa hàng có ý định kinh doanh chỉ dành cho người nước ngoài vẫn có thể sử dụng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Như vậy sẽ vừa thuận lợi cho người Việt cần mua quà tặng nào đó và là sự tôn trọng chính bản thân khách hàng, dù là người nước ngoài hay trong nước. Nếu coi thường ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc, vì lợi ích kinh doanh mà bất chấp thì rất phản văn hóa.

Tất cả các quốc gia đều có ngôn ngữ riêng và khi họ đi du lịch sang quốc gia khác mà thấy quốc gia ấy cũng có ngôn ngữ, chữ viết riêng nhưng lại quảng cáo bằng thứ ngôn ngữ của quốc gia khác sẽ làm cho họ thiếu tôn trọng chính người bán hàng bản địa. Còn đối với người trong nước, việc quảng cáo bằng tiếng nước ngoài tràn lan sẽ ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong cộng đồng. Tình trạng này còn là sự đau buồn với một dân tộc, bởi chúng ta có chữ viết và ngôn ngữ mà phải dùng ngôn ngữ nước ngoài để quảng cáo.

Đứng trước nguy cơ chữ quốc ngữ bị lấn át, năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra quy định xử phạt vi phạm đối với quảng cáo. Theo đó, phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các hành vi quảng cáo sản phầm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ một số trường hợp được quy định riêng.

Các địa phương trên cả nước đã vào cuộc để “tìm lại tiếng Việt” trên bộ mặt phố phường bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên cho đến nay, ngoài một số con phố đã “sạch” biển hiệu bằng tiếng nước ngoài, thì người dân vẫn còn nhức mắt với đa số biển hiệu bất chấp quy định vẫn mọc lên như nấm.

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là chăm chăm xử phạt, mà phải đảm bảo hài hòa lợi ích kinh doanh nhưng giữ gìn được bản sắc tiếng Việt, giúp đảm bảo quảng bá hướng đến đối tượng là khách nước ngoài nhưng cũng không quên đối tượng trong nước và bản sắc ngôn ngữ Việt. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, tháo dỡ, xử phạt, cũng cần quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức, chủ yếu là thông qua công tác thanh tra, kiểm tra có nhắc nhở, hướng dẫn tới người dân.

Bảo Thoa – Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

(LĐTĐ) Diễn ra vào tối ngày 21/12, “Đặng Thái Sơn Returns” concert là đêm nhạc được mong chờ bậc nhất tại Hà Nội trong những ngày cuối năm, với những ngón đàn huyền thoại của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra - SSO) đẳng cấp quốc tế.
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao

Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao

(LĐTĐ) Nguyễn Xuân Son lập cú đúp. Vĩ Hào, Quang Hải và Tiến Linh là chủ nhân của những pha lập công còn lại. Việt Nam thắng 5-0 và vào bán kết với ngôi nhất bảng B.
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

(LĐTĐ) Trận Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 ở lượt thứ 5 bảng B của AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024).
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm

Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm

(LĐTĐ) Vào lúc 19h30, ngày 21/12/2024, trong khuôn khổ vòng 17 giải Ngoại hạng Anh, Aston Villa sẽ có trận đối đầu với Man City trên sân nhà Villa Park (thành phố Birmingham).
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng

Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng

(LĐTĐ) Vào lúc 23h30, ngày 22/12, trận cầu tâm điểm vòng 17 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra giữa Tottenham vs Liverpool.
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"

NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"

(LĐTĐ) Trong không gian ấm cúng tại Hà Nội, Hội bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) vừa tổ chức buổi lễ trao Kỷ niệm chương và quà tri ân cho 15 nghệ sĩ biểu diễn đợt 3 đang sinh sống và làm việc tại khu vực phía Bắc.
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"

Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt đã chính thức phát hành MV đầu tay "Hoàn Kiếm", một sáng tác của nhạc sĩ Giáng Son với phần lời từ Nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến. Đây không chỉ là ca khúc quan trọng đã góp phần đưa anh đến ngôi vị Á quân của cuộc thi năm nay, mà còn đánh dấu Đinh Xuân Đạt là thí sinh đầu tiên trong mùa giải nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm âm nhạc chuyên nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động