Nhức nhối rác thải y tế: Không điếc mà không sợ súng
Hà Nội triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng | |
Chủ động phòng chống cúm gia cầm tại Hà Nội | |
Đưa 5 loại thuốc điều trị ung thư vào đấu thầu cấp quốc gia | |
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ nguyên nhân |
Hàng trăm bệnh viện (BV) các tuyến trên toàn quốc đang đứng trước nghịch lý: Đa số BV không có tiền đầu tư lò đốt rác, số ít BV có lò đốt rác nhưng không có người để vận hành nên lâu dần các lò đốt rác thải y tế... có cũng như không. Vì thiếu tiền đầu tư thiết bị, thiếu nhân lực đủ trình độ, thiếu kinh phí để vận hành lò đốt nên không ít BV buộc phải xử lý chất thải y tế một cách qua loa rồi xả ra môi trường.
Bất cập trong nhiều khâu
Đơn cử như trường hợp BV đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng (tỉnh Tây Ninh) vừa bị UBND tỉnh Tây Ninh xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Trước đó, vào ngày 25/6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tỉnh Tây Ninh đã bắt quả tang hai nhân viên bảo vệ của BV này là Trương Hoàng Liêm và Trương Anh Tuấn đang chôn 3 bao rác thải y tế (rác thải y tế) được chở ra từ BV tư nhân Lê Ngọc Tùng. Ba bao rác nặng hơn 110 kg chứa bệnh phẩm y tế, nhau thai, dụng cụ y tế đã qua sử dụng như chai thuốc, ống tiêm, kim tiêm, ống đựng máu xét nghiệm… Theo như lời khai của Liêm và Tuấn, đây không phải là lần đầu tiên BV này đổ rác thải y tế không qua xử lý ra ngoài môi trường. Cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành điều tra, phát hiện thêm 40 hố chôn rác khác, số lượng rác thải y tế ước khoảng gần 63 tấn trong đó có nhiều rác thải nguy hại.
Đại diện BV tư nhân Lê Ngọc Tùng giải thích rằng, BV có hợp đồng với công ty môi trường để xử lý rác thải. Tuy nhiên, một số loại rác thải nguy hại phát sinh hằng ngày phải xử lý, BV dự tính tự đốt vì có lò đốt rác. Thế nhưng, do lò đốt rác chưa được nghiệm thu nên đã yêu cầu nhân viên đem rác đi đốt ở bên ngoài để tiêu hủy.
Rác thải y tế tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh hiểm nghèo cho con người |
Cách trả lời của BV cho thấy thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của BV trong việc xử lý rác thải y tế. Bên cạnh đó có thể khẳng định, BV từ nhân Lê Ngọc Tùng không phải là BV đầu tiên và duy nhất “không điếc, cũng không sợ súng”. Như vậy, chỉ với một BV đã xả ra môi trường 63 tấn rác thải y tế, thử hỏi trên thực tế cả nước có trên 1.000 bệnh viện không kể các cơ sở y tế thì liệu một ngày có bao nhiêu tấn rác thải y tế đang được các đơn vị âm thầm xả ra môi trường. Vậy mà, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, BV tư nhân Lê Ngọc Tùng chỉ bị xử phạt hành chính 1,4 tỉ đồng.
Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, hiện mới có 69% BV, 32% cơ sở y tế dự phòng thuê xử lý chất thải hoặc tự xử lý. Các cơ sở còn lại đang xử lý nguồn rác thải y tế bằng cách chôn lấp, đốt thủ công… chủ yếu là những cơ sở ở vùng sâu, vùng xa hoặc các trạm y tế phường xã. Mới có 65,3% BV, 15% hệ thống y tế dự phòng và 50% cơ sở sản xuất thuốc có hệ thống xử lý nước thải y tế. Số cơ sở y tế còn lại đang xả thẳng nước thải mang mầm bệnh chưa qua xử lý vào môi trường.
Bên cạnh đó, qua nhiều đợt kiểm tra tại các BV, cơ quan chức năng phát hiện tình trạng mua và sử dụng chế phẩm diệt khuẩn chưa được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, không thực hiện ghi nhãn tiếng Việt đối với sản phẩm nhập khẩu, nhãn không ghi đầy đủ thông tin theo quy định, ghi hạn sử dụng dài hơn hạn sử dụng đã được Bộ Y tế phê duyệt…
Từ đó có thể thấy, nhân sự của lực lượng quản lý môi trường y tế vừa thiếu, vừa yếu nên chưa thể giải quyết được tất cả những vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản nhưng còn thiếu về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn về chuyên môn… nên vấn nạn rác thải y tế mãi chưa có hồi kết.
Nguy hại từ rác thải y tế
Việt Nam hiện có trên 1.000 BV, phát sinh khoảng 380 tấn chất thải y tế/ngày, trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại. Nếu không được quản lý tốt, các thành phần nguy hại trong rác thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư sẽ tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Chị Nguyễn Thị Nghiêm, quê Nam Định, làm nghề nhặt rác đã gần 10 năm, cho biết, công việc của chị là tìm đến một số bãi rác lớn để tìm nhựa, sắt và một số chất liệu có thể bán được. Trong số rác thải mà chị bới tìm có rất nhiều rác thải y tế như bơm kim tiêm, bơm truyền nước, một số dụng cụ y tế vẫn còn dính máu hoặc có lúc bới vào cả xác của hài nhi.
Cách đây không lâu, ngày 11/7, anh Nguyễn Hồng Ất (SN 1985, trú xóm 7, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) - tài xế lái máy xúc của Công ty xử lý rác VNF đóng tại xã Nghi Kim (TP Vinh) cũng đã từng phát hiện một thai nhi được vứt trong đống rác.
Hay tại bãi rác thải được cho là nhất Hà Nội, bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nội). “Việc nhặc được hài nhi lẫn trong rác thải y tế ở đây là bình thường”, anh Nguyễn Văn Năm, người dân sống gần bãi rác, kể trong chua sót.
Theo đại diện Bộ Y tế, trong số 276 lò đốt rác thải y tế đang hoạt động thì nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như dioxin, furan. Do đó, nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp từ khói thải cũng là rất cao. Đối với loại rác thải y tế không được xử lý thì mối nguy hại còn lớn hơn nhiều.
TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, cho biết, chất thải y tế thuộc nhóm những loại chất thải được coi là độc hại nhất. Thực tế, môi trường ô nhiễm, với sự tiếp tay của rác thải y tế, đang tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo cho con người.
Ngoài ra, rác thải y tế có thể gây sát thương cho người bởi vật sắc nhọn như kim tiêm, dao cắt, ống thủy tinh đựng thuốc hay nước cất. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Nguy hiểm hơn, các rác thải y tế mang nguồn lây nhiễm từ các loại bệnh phẩm trong quá trình khám, chữa bệnh như máu, đờm, phân, chất tiết, bệnh phẩm sinh thiết, các tổ chức cắt bỏ... Hầu hết sự lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện cũng từ rác thải y tế mà ra. Rác thải chôn lấp, các chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, gián tiếp gây hại cho người dân sống lân cận. Không chỉ vậy, các rác thải y tế nguy hại (đặc biệt là những loại kháng sinh) không được xử lý đúng cách sẽ lan ra môi trường, gây nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42