Nhớ về một thời chơi Tết
Chơi tết: Đừng “chơi bù, chơi thả ga” | |
Tết Nguyên đán: Người thích đi chơi, người mong sum họp |
Nằm nép mình trên con phố Hàng Đào, ngôi nhà số 72 của ông Nguyễn Thái An không thay đổi so với những năm 40 của thế kỷ trước. Trong buổi nói chuyện với chúng tôi về thời Tết đã qua của chốn đô hội, ông An luôn kèm theo câu nói: “Nhờ trời”.
Theo ông giải thích, người Hà Nội từ xa xưa khi nhắc đến vấn đề gì mang tính tốt đẹp, thiện lành cũng sẽ thêm câu nói đó. Khi đã chạm đến bên kia dốc của cuộc đời và chiêm nghiệm về quá khứ, ông nhận ra đó chính là sự thể hiện nét thanh lịch và khiêm tốn của người Tràng An, mọi thứ tinh hoa đều do ông trời mang đến cho vạn vật.
Ông Nguyễn Thái An say sưa kể về thời Tết xưa của Hà Nội |
Ngược về quá khứ, phố Hàng Đào vốn nổi tiếng là khu phố chuyên về hàng tơ lụa, gồm với khoảng gần 100 cửa hiệu chạy dọc con phố.
Ông An sinh trưởng trong một gia đình thương nhân điển hình trên phố Hàng Đào lúc bấy giờ. Gia đình ông là một trong những căn nhà lớn nhất nhì khu phố, người dân Hà Nội từng chứng kiến công việc buôn bán tấp nập của một hiệu vải có tên Thái An với 10 gia nhân tấp nập buôn bán.
Nên dù bận rộn là thế nhưng những ngày Tết ông bà chủ hiệu vải vẫn chuẩn bị cho con cái và gia nhân một cách rất chu đáo. Vì vậy Tết xưa trong ký ức của ông rất đẹp và thiêng liêng.
Theo trí nhớ của ông An, khi còn là cậu bé ở độ tuổi lên 6, lên 7 ông đã có những ký ức đầu tiên về Tết cổ truyền. Dấu hiệu của Tết về trên đất Kinh kỳ không phải dựa vào lúc cành đào phai, đào bích của làng hoa Nhật Tân bung nở dưới mưa xuân, hay dựa vào những cơn mưa phùn lất phất. Mà không khí Tết được những đứa trẻ như ông cảm nhận sớm hơn rất nhiều độ 3,4 tháng trước Tết, xuất phát từ những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ.
“Giống như những vần thơ của Vũ Đình Liên, hình ảnh ông đồ già trên phố Hàng Bồ mặc áo the khăn xếp, râu dài, bày mực tàu giấy đỏ ngồi nghiêm trang trên chiếc chiếu hoa trải trên vỉa hè đẹp nao lòng khiến những ai chứng kiến cả đời sẽ không bao giờ có thể quên được”, ông An nhớ lại.
…Không khí đã về rất sớm, tuy nhiên việc chuẩn bị tết Nguyên đán thực sự sôi động bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Ngày Tết được xem là ngày quan trọng trong năm nên những gia đình Hà Nội xưa chuẩn bị rất chu đáo, cả cậu mợ ông An cũng không ngoại lệ.
Không hẹn mà gặp, các cửa hiệu trên phố Hàng Đào sẽ đồng loạt đóng cửa sau khi cúng ông Táo xong để tập trung mua sắm cho Tết. Thực phẩm được mọi người chọn chủ yếu là các thức hàng khô, như miến dong, mộc nhĩ… mua với số lượng đủ cho mấy ngày Tết.
Chợ hoa ngày Tết xưa của Hà Nội. |
Vài đôi gà mua ở ngoại thành nhốt trong chuồng, ăn đến đâu mới làm thịt đến đó. Chợ hoa xuân được mở ở phố Hàng Lược, các loại Nhật Tân, quất Quảng Bá rực rỡ khắp chợ.
Dạo ấy, người ta chuộng đào cành chứ không chơi đào cả cây như bây giờ. Mợ ông An thường mua một cây quất lớn, đẹp, nhiều lộc để bày ở gian hàng chính. Nhà trên sẽ được trang trí bởi các bình cắm đào Nhật Tân, ngoài sân trưng một cành đào lớn để chơi đến tận Rằm tháng Giêng.
Nhắc về điều nhớ nhất khi nhìn lại Tết xưa, ông An nói rằng đó là bánh chưng của những ngày Tết. Chừng ngày 26 về sau là các nhà sẽ tất bật mua gạo nếp, lá dong về gói bánh chưng.
Đêm đến, những đứa trẻ háo hức sẽ ngồi canh nồi bánh nghi ngút khói, phần thưởng cho đêm dài là một chiếc bánh mụ (chiếc bánh chưng nhỏ, có dây buộc làm tay cầm). “Đến bây giờ bánh chưng có ở nhiều nơi cần lúc nào có lúc đó, nhưng sẽ không thể nào bằng được chiếc bánh mụ nhỏ xíu có thể ăn không đủ no, bởi vì nó chứa cả niềm mơ ước của bất kì đứa trẻ nào”, ông An thủ thỉ.
Ngày mồng Một Tết càng đến gần, đám trẻ con sẽ được xúng xính quần áo mới. Nhà ông có mười anh chị em, con trai sẽ được mặc đồ âu, con gái sẽ được mặc áo dài tân thời, còn đối với những gia đình kém khá giả hơn thì sẽ là những bộ váy tứ thân.
Đến ngày đầu tiên của năm mới, việc bày lễ lên bàn thờ, trực tiếp cậu mợ ông An sẽ làm chứ nhất định không cho con sen, người ở được nhúng tay vào. Khi ấy, dù còn nhỏ tuổi nhưng ông Thái An đã cảm nhận được sự thiêng liêng của việc cúng tổ tiên.
Ông An sinh trưởng trong một gia đình thương nhân điển hình trên phố Hàng Đào lúc bấy giờ. Gia đình ông là một trong những căn nhà lớn nhất nhì khu phố, người dân Hà Nội từng chứng kiến công việc buôn bán tấp nập của một hiệu vải có tên Thái An với 10 gia nhân tấp nập buôn bán. Nên dù bận rộn là thế nhưng những ngày Tết ông bà chủ hiệu vải vẫn chuẩn bị cho con cái và gia nhân một cách rất chu đáo. Vì vậy Tết xưa trong ký ức của ông rất đẹp và thiêng liêng. |
Người Hà Nội xưa có lệ đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. Muối tượng trưng cho tình cảm mặn mà. Vôi để tẩy trừ tà khí.
Đầu năm người ta kiêng không cho lửa vì sợ mất điềm may mắn cả năm. Sáng mồng Một, dù cả năm hục hặc nhưng người ta cũng tránh cãi cọ, xô xát. Một trong những tục lệ quan trọng được chọn lựa rất kĩ đó là chọn người xông đất.
Người được gia chủ lựa chọn thường là những người có đạo đức, có uy tín trong dòng họ. Sáng mồng Một khi người xông đất chưa đến thì đám trẻ con không được phép đi ra khỏi cửa.
Đường phố khi ấy không một bóng người, tĩnh lặng như tờ cho nên trẻ con bồn chồn, háo hức nhìn qua khe cửa gỗ có tay nắm, đợi người xông đất đến.
Khi những thủ tục của ngày mồng Một đã xong, qua trưa, cả gia đình ông An sẽ gọi xe xích lô để đi chúc Tết ông bà nội, ngoại hoặc những người thân ở xa. “Nhà ông bà ngoại tôi ở Bạch Mai, Hà Nội xưa chỉ bó hẹp trong 36 phố phường, ra đến mạn nhà ngoại tôi đã tính là ngoại thành.
Người ta không làm gì dành hết tháng Giêng để đi thăm họ hàng và đi lễ chùa. Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ chật cứng người, các hàng quán trong 3 ngày Tết đều đóng cửa im ỉm. Cậu tôi cùng bạn bè của ông thì chơi tổ tôm, hay đi hát ả đào. Gọi đây là thời chơi Tết cũng vì vậy”.
Hình ảnh quen thuộc đối với người dân trên phố Hàng Đào đó là bà cụ gánh nước trong dịp đầu năm. Qua mỗi nhà, bà cụ sẽ tự động đổ đầy các khạp nước của các gia đình mà không đòi giá, chủ nhà muốn đưa bao nhiêu cũng được, không ai kỳ kèo mặc cả như một thông điệp cho một năm suôn sẻ, tài lộc vào nhà nhiều như nước.
Ông Thái An kể câu chuyện say sưa như sống lại trong thời khắc đó, những ký ức miên man dội về khiến ông không ngừng tiếc nuối: “Tính ra lũ trẻ ngày nay thiệt thòi hơn chúng tôi ngày xưa nhiều lắm, Tết nhất chúng phải chạy sô khắp nơi không thì lại chăm chú với điện thoại, bao giờ cho đến ngày xưa…”.
Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50