Nho Quế - Dòng sông huyền thoại
Hà Giang yêu thương! | |
Bài học xây dựng Đảng từ Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco | |
"Những nắm tay thề" ở một doanh nghiệp tư nhân | |
Chuyện chưa kể về Chủ tịch Tập đoàn Bitexco |
Dù có thâm niên hơn 30 năm làm báo, nhưng chuyến đi Hà Giang mới đây của tôi được ví như "thử thách lòng dũng cảm" với nhiều ấn tượng khó quên! Đặc biệt là những sự tích bên dòng sông mang tên huyền thoại: Nho Quế.
Đường Hạnh Phúc, con đường huyền thoại
Trong ánh lửa bập bùng vẫn không xua nổi gió và lạnh, một trưởng bản ở cao nguyên Đá Đồng Văn đã kể cho chúng tôi nghe huyền thoại con đường mang tên Hạnh phúc. Ngày ấy… giải phóng Điện Biên đã được 5 năm, hơn 8 vạn người sinh sống ở phía sau “cổng trời” vẫn chìm trong đói nghèo và lạc hậu bởi giao thông đi lại khó khăn.
Đường Hạnh phúc, con đường huyền thoại |
Trung ương đã quyết định mở con đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Công trường khởi công ngày 10/9/1959, thông xe ngày 10/3/1965 với tên gọi đường Hạnh phúc. Con đường huyền thoại dài gần 200km xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, qua đỉnh Mã Phí Lèng…
Qua lời kể của nhiều người, tôi còn được biết, để có con đường mang tên Hạnh phúc hôm nay, cha ông chúng ta đã phải trả giá bằng máu và nước mắt. Đó còn là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc anh em thuộc các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái ngày trước và cả Nam Định, Hải Dương hôm nay suốt 8 năm trời ròng rã với hơn 2 triệu ngày công.
Đặc biệt ở dốc Mã Pí Lèng được ví như nóc nhà của vùng cao nguyên đá, công nhân đã phải treo mình suốt 11 tháng để phá đá mở đường. Ngày ấy, làm đường không có cơ giới như bây giờ, chỉ có sức người và mìn phá đá. Một bên là vách đá cao, một bên là sông Nho Quế sâu như vực thẳm, khoan đá, đục đá nhét mìn. Khoan đến đâu, phá đá đến đó; từng cm để hình hài con đường dần hiện ra. Không ít người đã hy sinh để chúng tôi được đi trên con đường Hạnh phúc hôm nay.
Đường Hạnh phúc còn có tên gọi đường chữ M ở Hà Giang |
Theo sử sách thống kê, đã có hơn 1.000 thanh niên xung phong, 1.200 dân công của 8 tỉnh, thành với hơn 2 triệu ngày công cùng sự trợ giúp của 900.000 tấn thuốc nổ với thời gian hơn 8 năm để tạo nên một con đường nối từ Hà Giang đến Mèo Vạc. "Người nghèo ta, bà con vùng cao ta… ơn Đảng đời đời…" Trong men rượu bên bếp lửa hồng, Trưởng bản đã kết thúc câu chuyện với chúng tôi như thế.
Những năm gần đây, khách du lịch đến với Hà Giang, đến với Khu Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn ngày một nhiều. Những cái tên Núi Cô Tiên, Cổng trời (Quản Bạ); Cột cờ Lũng Cú, Khu nhà Vương, Phố cổ, Chợ phiên (Đồng Văn); Chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc) vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.
Trên dòng sông Nho Quế, địa phận xã Khau Vai (Mèo Vạc), Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 đã khánh thành, Nhà máy thủy điện Nho Quế 2 vừa khởi công. Bà con vùng cao Hà Giang đã có đường đi lại, có điện thắp sáng, thêm phương tiện đi lại để tiếp cận với sự văn minh và no đủ.
Ước mơ trên cao nguyên đá của Người Bitexco
Trong niềm vui tại lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Nho Quế 3, khởi công Nhà máy thủy điện Nho Quế 2, các già làng, trưởng bản đã kể cho tôi nghe sự tích dòng Nho Quế.
Nhà máy Thủy điện Nho Quế ba ẩn mình bên dòng Nho Quế |
Theo lời kể của họ, thì sông Nho Quế (phần thượng lưu ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc). Sông Nho Quế cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc rồi nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc trung bình 18,7%. Thung lũng dạng hẻm vực. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm khoảng 2,69 km³ tương ứng với lưu lượng nước bình quân năm là 85 m³/s và môđun dòng chảy năm là 15,8 l/s/km². Nho Quế còn có một chi lưu chính phía hữu ngạn là sông Nhiễm.
Sông Nho Quế khi vào Việt Nam uốn lượn như một dải lụa từ trên núi xuống, nếu đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhìn xuống sông Nho Quế chỉ là một đường chỉ với màu sắc thay đổi theo con nước. Tại đây đã và đang có 3 nhà máy thủy điện được xây dựng mang tên Nho Quế 1,2,3. Trong đó Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 đã chính thức hòa lưới điện quốc gia từ tháng 8/ 2012.
Điều đặc biệt là cả 3 nhà máy thuỷ điện Nho Quế1,2,3 đều do Tập đoàn Bitexco đầu tư xây dựng. Sau 3 năm xây dựng, cả 2 tổ máy phát điện có công suất 110MW của Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 đã chính thức đi vào hoạt động ổn định, hoà lưới điện quốc gia. Ước mơ mọc trên cao nguyên đá của Người Bietexco đã trở thành hiện thực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như tỉnh Hà Giang, đặc biệt là huyện Mèo Vạc.
Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 2 đặt tại xã Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Sơn Vĩ và xã Xín Cái huyện Mèo Vạc với 2 tổ máy công suất 48MW, sản lượng điện hằng năm 225 triệu kwh, có tổng mức đầu tư khoảng 1400 tỷ đồng, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2014, góp phần nâng tổng công suất phát điện toàn hệ thống các nhà máy do Bietexco đầu tư xây dựng lên trên 600 MW. Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy thủy điện Nho Quế 2, các ông Đàm Văn Bông, Phó Bí thư tỉnh Uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; ông Sùng Minh Sính, Uỷ viên BCH tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ Mèo Vạc đã đánh giá cao đóng góp của Tập đoàn Bitexco và Công ty cổ phần Bitexco Nho Quế tại mảnh đất nghèo nhất của tỉnh Hà Giang.
Ước mơ mọc trên cao nguyên đá của Người Bitexco trở thành hiện thực, thêm một lần khẳng định phương châm “Biến điều không thể thành có thể” nếu có ý chí và quyết tâm cao. Nhiều người biết đến Tập đoàn Bitexco qua Trung tâm thương mại- Tháp tài chính Bitexco cao nhất Việt Nam, hay Trung tâm thương mại The Garden ở Hà Nội; Chuỗi nhà The Manor từ Tp Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Lào Cai; Khách sạn 5 sao mang tên Marriott ở Trung tâm Hội nghị quốc gia
Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 mỗi ngày làm ra 3 tỷ đồng từ việc cung cấp điện |
Được biết, để xây dựng Nhà máy thuỷ điện Nho Quế 3, Công ty cổ phần Bitexco Nho Quế đã phải đầu tư xây dựng một con đường "huyền thoại" một bên là núi một bên là sông dốc đứng hiểm trở dài hơn 20 km từ xã Khâu Vai vào đến nhà máy. Nhờ có con đường này, bà con nhân dân các xã Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Sơn Vĩ và xã Xín Cái huyện Mèo Vạc đã có đường giao thông đi lại thuận tiện. Cuộc sống của bà con các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Không chỉ đầu tư làm đường, phát điện, Bitexco còn đầu tư xây trường học, xây chợ, xây chùa… làm thay đổi hẳn tập tục sinh hoạt lạc hậu bao đời ở vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Nếu như trước đây đường của Nhà nước chỉ đầu tư làm từ huyện Mèo Vạc đến Khâu Vai, thì nay con đường mới do Bitexco mở đã đến sát vùng biên. Không chỉ có đường đi vào nhà máy thuỷ điện, có đường bà con để bà con các dân tộc lên nương, đi lại từ bản này sang bản khác thuận lợi. Các điểm trường học được nối lại gần hơn… Chính vì yếu tố này mà Tập đoàn Bitexco đã được lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc đánh giá rất cao. Riêng ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco được phong tặng danh hiệu Công dân danh dự của huyện Mèo Vạc.
Tại lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Nho Quế 3, ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bitexco tâm sự : “Đầu tư lên Mèo Vạc, Bitexco không đưa bài toán kinh tế lên hàng đầu, chúng tôi quyết tâm xây dựng một công trình thật ý nghĩa trên vùng đất địa đầu tổ quốc. Và như các bạn đã biết, ở nơi “đất cao bằng trời” này, việc xây dựng các công trình là vô cùng khó khăn. Nhưng với những nỗ lực và quyết tâm cao của chủ đầu tư cùng hơn 1.200 CBCNV của 16 nhà thầu, sau hơn 3 năm, nhà máy thuỷ điện lớn nhất tỉnh Hà Giang đã đi vào khai thác.
Để có Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3 hôm nay, Tập đoàn Bitexco đã san đồi, bạt núi làm mới hơn 20km đường giao thông, vận chuyển hơn 2 nghìn tấn thiết bị máy móc từ dưới xuôi lên phục vụ thi công. Không có cát tự nhiên, 3 trạm nghiền đá thành cát với công suất 150 tấn/giờ và 2 trạm trộn bê-tông công suất 140 m3/giờ đã được lắp đặt ngay tại công trường. 12km đường dây điện 35/0.4 KV, hơn 7ha lán trại và 9.200m2 nhà ở, làm việc phục vụ cán bộ công nhân của 16 nhà thầu đã được dựng lên ở cao nguyên đá. Tất cả đều vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Kết nạp đảng trên công trường
Thật may cho chúng tôi, lần đầu tiên lên đến Mèo vạc, Hà Giang, đến thăm Nhà máy thủy điện Nho Quế 3, đã vinh dự được chứng kiến lễ kết nạp Đảng viên mới ngay trên công trường của Đảng bộ Tập đoàn Bitexco.
Đã chứng kiến nhiều buổi kết nạp Đảng, nhưng sống trong thời bình, nên chưa bao giờ chúng tôi được tận mắt thấy lễ kết nạp Đảng trên công trường với không khí trang nghiêm, thành kính đến như vậy.
Lễ kết nạp 7 Đảng viên trẻ ở công trường thủy điện Nho Quế 3 đã để lại ấn tượng khó phai với cả người được đứng trong hàng ngũ của Đảng và cả những người đến dự. Không khí trang nghiêm bao trùm, lời tuyên thệ của những đảng viên mới âm vang giữa núi rừng, như thúc dục đảng viên, quần chúng hãy hành động, hãy làm hết những gì có thể vì ngày mai tươi sáng, nguyện đi theo con đường của Đảng của Bác Hồ muôn vàn kinh yêu đã chọn.
Lễ kết nạp đảng ngay tại công trường Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3 |
Những buổi kết nạp đảng trên công trường luôn đem lại hiệu quả cao, đây chính là những buổi phát động các phong trào thi đua ý nghĩa nhất. Chính vì vậy mà truyền thống của Tập đoàn Bitexco luôn được phát huy và tỏa sáng. Phương châm hành động biến cái không thể thành có thể luôn được thấm nhuần từ các cấp lãnh đạo đến từng công nhân.Bà Trần Thị Thắm, Bí thư Đảng bộ Tập đoàn Bitexco cho biết: Đảng bộ Bitexco trực thuộc Đảng ủy khối Du lịch Hà Nội, gồm 8 chi bộ. Nhiều năm qua, Đảng bộ Bitexco luôn giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Một trong những bí quyết thành công của Tập đoàn Bitexco là quan tâm đến việc bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới.
Đường trở về Hà Nội của chúng không còn nỗi lo "thứ thách lòng dũng cảm" nữa, bởi niềm vui tràn ngập. Cô bạn đồng nghiệp đi cùng cũng không thấy say xe nữa. Con đường Hạnh phúc, chuyện cổ tích bên dòng Nho Quế, gương mặt rạng ngời của những đảng viên trẻ, đặc biệt là niềm vui, ánh mắt của bà con nhân dân các dân tộc vùng cao cứ níu kéo tôi, hẹn ngày trở lại…
Hồ Thu Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36