Người phụ nữ hơn 30 năm chống lại bệnh ung thư
Hạnh phúc ngày cưới chưa tày gang
Ngày 20/10, chúng tôi đến thăm bà Vách, ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong ngỏ hẹp. Biết có khách tới bà Vách để chậu thức ăn chăn nuôi gà xuống sân và niềm nở mời chúng tôi vào nhà.
Qua câu chuyện bà Vách đã kể lại quãng đời mình đã trải qua chống lại bệnh tật. Bà Vách sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước đang có chiến tranh ác liệt, thời ấy nhiều thanh niên cùng trang lứa ở quê vội vã lên đường nhập ngũ đi chiến đấu cứu nước. Bà Vách lúc đó may mắn không phải đi thanh niên xung phong mà được theo học lớp kế toán ở tỉnh.
Tốt nghiệp xong bà về công tác tại Liên minh Hợp tác xã. Hằng ngày sau những giờ đi làm bà lại đi xe đạp từ cơ quan về nhà (cách hơn 10 km). Ở quê lúc đó bà Vách là cô thôn nữ xinh đẹp và có nhiều chàng trai theo đuổi tán tỉnh, nhưng bà đã phải lòng với anh bồ đội thôn bên đang ngày đêm chiến đấu ở nơi chiến trường ác liệt. Tình yêu đẹp, lãng mạn và vững bền như sợi chỉ hồng trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”.
Bà Vách chia sẻ với phóng viên |
Ngày giải phóng đất nước bà Vách vui mừng gặp lại anh bồ đội Thiều Văn Kiêu (chồng bà hiện nay) từ chiến trường trở về, lúc đó anh Kiêu là thương binh nặng, mặc dù vậy bà Vách vẫn một lòng chung thủy đón nhận tình yêu nơi anh trong niềm vui hạnh phúc. Hai người cưới nhau và sinh được một cô con gái kháu khỉnh. Cuộc sống hạnh phúc của bà tưởng mãn nguyện đến cuối đời nhưng số phận nghiệt ngã đã đến với bà, đó là vào cuối năm 1984 tự nhiên bà thấy trong người có dấu hiệu mệt mỏi, da xanh xao, kém ăn và đại tiện không được. Gia đình vội đưa bà đi khám bệnh tại bệnh viện tỉnh.
Qua thăm khám các bác sĩ cho biết, bà bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. tin đó như “sét đánh ngang tai” khiến bà và cả người thân trong gia đình chết lặng. Bao nhiêu đêm thức trắng nằm trên giường bệnh và khóc cạn nước mắt để suy nghĩ, bà đã quyết định nói với gia đình xin được mổ để cắt khối u đó! Mặc dù bệnh của bà đang ở giai đoạn cuối nếu mổ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng với hy vọng “còn nước còn tát”...
Chống lại bệnh tật
Sau khi mổ cắt khối u xong các bác sĩ cho bà về nhà và nói 7 ngày sau đến mổ lại. Nhưng kể từ lần mổ đó, bà thấy trong người khỏe ra và không đến bệnh viện mổ lại mà mua thuốc về nhà uống. Được thời gian, tưởng bệnh của bà sẽ khỏi nhưng 8 năm sau đã tái phát trở lại, lúc này khối u đã vỡ ra và phát triển rất nhanh, gia đình đã đưa bà xuống bệnh viện tỉnh mổ lại.
Đến năm 1995 bệnh tiếp tục tái phát và có chiều hướng nặng thêm, 20 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, máu từ vết mổ rỉ ra không cầm được, các bác sĩ bệnh viện đều lắc đầu, tiên lượng rất xấu. Giữa lúc cái sống và cái chết đang giành giật nhau thì tin con gái đậu đại học, bà đã khóc vì mừng, đó là tâm nguyện cả đời của bà về đứa con gái, bà muốn sống đến cái ngày đứa con gái thành đạt và có chết đi cũng toại nguyện.
Nhưng kể từ khi đó bà Vách lại như muốn sống và chính niềm vui của cô con gái như tiếp thêm nghị lực. Bà Vách xin chuyển ra Bệnh viện K Trung ương để chữa trị. Tại đây các bác sĩ cho biết bà bị u trực tràng thấp phải điều trị, nhưng do không còn tiền để nằm điều trị nội trú nên bà xin được ngoại trú.
Bà Vách thở dài “Lúc đó nói ở ngoại trú cho hay chứ tiền không có, trong túi chỉ còn vài đồng đi đường. Một mình thui thủi ở Hà Nội, ngày khám tia xạ xong rồi lê lết lang thang ngoài công viên, tối đến năn nỉ ông bảo vệ Bệnh viện K cho một cái ghế đá ở sân để mắc màn nằm ngủ”. 40 ngày điều trị tia hết 23 mũi kim đau nhức khắp toàn thân, người gầy ốm yếu các bác sĩ không mổ mà cho về nhà ăn uống lấy sức, vì bệnh của bà lúc này đã di căn hết sang các bộ phận khác, ăn uống rất khó khăn, người phù ra.
Sau khi về quê, tự nhiên bệnh của bà như có thuốc tiên và bình phục trở lại, bà ra Bệnh viện K xin thuốc về tự uống và uống thêm lá đu đủ. Nhưng do ăn cơm không tiêu gây đau bụng nên bà đã ăn cháo nấu với bí xanh và khoai lang trong vòng 5 năm liền, người lã đi, da xanh xao nhưng bà vẫn chịu đựng. Năm 2.000 cô con gái đi lấy chồng, bà vui mừng nhưng cũng là lúc bệnh của bà khá nặng và xin được nghỉ làm tại cơ quan “ Trước đây phần do bệnh tình và kinh tế khó khăn nên cơ quan cũng tạo điều kiện để bà vừa làm vừa chữa bệnh và lần này đồng ý cho bà về chế độ sớm” bà Vách nghẹn ngào nói.
Thời gian ở nhà điều trị bệnh tình thấy không thấy thuyên giảm mà nặng thêm, bà lại một mình lóc cóc bắt xe đò ra Hà Nôị chữa bệnh. Khi xét nghiệm, bác sỹ cho biết, bệnh của bà rất xấu không thể mổ, nếu mổ sẽ chết. Sau đó bà Vách được giới thiệu chuyển sang bệnh viện Việt - Đức để bệnh chữa đường tiêu hoá.
Nằm ở nhà căn bệnh khối u hành hạ bà đau buốt đến tận óc, ngày đêm nằm trên giường rên rỉ, đau không chịu được bà lại bắt xe đò ra bệnh viện. Khi bà Vách cuốn áo để đi, ai trong gia đình cũng không đồng ý, chồng bà nói “bệnh đến giai đoạn cuối rồi, không nên đi nữa! đi rồi chết dọc đường!..” Nhưng bà vẫn đi và tin vào chính mình.
Tới bệnh viện Việt - Đức, bà Vách còn nhớ có người mách đến gặp bác sỹ Chính (Trưởng khoa tổng hợp, khoa 13) vì vị bác sĩ này rất giỏi chuyên môn đã mổ khỏi cho nhiều bệnh nhân. Bà đã ngồi đợi tại cửa phòng bác sỹ Chính nhiều ngày (do lúc đó bác sỹ bận đi công tác) và đã gặp được bác sỹ, bà đã trình bày bệnh tình của mình, nghe xong bác sỹ Chính lắc đầu vì thấy bà quá yếu, không còn ra hồn người, có mổ thì cũng chết trên bàn mổ, bà đã khóc và năn nỉ mong bác sỹ đồng ý mổ, bà nói “được mổ là sướng rồi! vì có hy vọng sống nhiều hơn”. Bà Vách được bác sỹ Chính mổ và cho bà thuốc căn rặn về nhà ăn uống tẩm bổ lấy sức khoẻ 7 ngày sau ra mổ lại.
Nhưng khi đến ngày ra mổ thì gia đình nhất quyết giữ lại không cho bà đi vì người bà co quắt khó đi lại, bà lại năn nỉ chồng, con đi một lần này nữa! nghĩ đến vợ đang đẫm nước mắt, người chồng đã cùng bà ra Hà Nội để mổ.
Tới bệnh viện lại không gặp được bác sĩ Chính mà phải đợi mất mấy ngày. Sau đó, bà được đưa lên bàn mổ, nhưng mổ được 3 ngày thì ruột bị tắc, bác sĩ quyết định cắt tiếp thêm 2 gang tay ruột, tính ra mổ lần này là lần thứ 9 và cắt hết gần mét ruột. Sau lần mổ ấy bà về nhà uống thuốc thấy nhẹ người và ăn được cơm. Năm 2006, bà ra khám lại và bác sĩ Chính cho biết, tế bào ung thư hiện vẫn chưa tái phát…
Đến nay đã hơn 30 năm, bà Vách đã chống lại bệnh ung thư đó cũng là điều kỳ tích, khiến nhiều hàng xóm và người thân nể phục.
Ông Nguyễn Xuân Thao là em trai bà Vách cho biết “Tôi thấy bệnh tình của người chị thật kỳ lạ, nghe đến ung thư chỉ còn con đường chết và có sống cũng chỉ kéo dài được vài năm, nhưng hiện bà Vách vẫn sống hạnh phúc bên con, cháu và còn tham gia chăn nuôi, phát triển kinh tế cho gia đình. Với nghị lực phi thường, bà Vách đã chống chọi được bệnh tật, giành lại sự sống cho chính mình".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21