Người mang văn hóa đọc đến mọi nơi
Thị trường sách trăm hoa đua nở: Góc nhìn từ văn hóa đọc | |
Quận Tây Hồ: Sôi nổi ngày Hội sách và văn hóa đọc năm 2019 | |
Lan tỏa văn hóa đọc từ phố sách Hà Nội - Xuân Kỷ Hợi 2019 |
8 năm nghiên cứu ở Nhật Bản
Nguyễn Quốc Vương sinh ra ở Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ham đọc sách. Chẳng biết từ khi nào những trang sử đã ngấm vào con người anh. Anh Vương quyết định thi vào Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành. Năm 2006, anh được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng du học.
Anh Vương tham gia nhiều chương trình về sách tại quê hương. |
Đến năm 2011, sau khi hoàn thành Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học lịch sử tại Khoa Giáo dục Đại học Shiga, Vương về nước tiếp tục với nghề giáo viên.
Chưa dừng lại ở đó, một lần nữa anh lại sang Nhật tiếp tục nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Giáo dục Lịch sử Đại học Kanawa. Ngày nhận bằng tiến sĩ, nhiều bạn bè, thậm chí người thân cũng khuyên anh nên ở lại Nhật. Thế nhưng, không mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ, anh Vương quyết định trở về Việt Nam để tìm hướng đi phù hợp.
Anh Nguyễn Quốc Vương kể: Tôi thích nhất là những ngày nhàn rỗi, trở về quê, ngồi thanh thản đọc sách. Những hôm nắng mang sách ra phơi để chống ẩm mốc như một thú vui. Một việc yêu thích nữa là tôi được làm những công việc nhà nông, đồng áng nặng nhọc. Đây là những công việc mà tôi được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và tinh thần luôn được tự do thoải mái nhất. |
8 năm ở Nhật cũng là thời gian anh nhìn nhận được thái độ, hành xử văn minh, cách làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm của con người nơi đây. Đặc biệt, anh Vương ấn tượng nhất là văn hoá đọc của người Nhật. Với tình yêu vốn có với những cuốn sách và nhận thức của một người nghiên cứu về giáo dục, anh đã nuôi giấc mơ xây dựng và lan toả văn hoá đọc rộng rãi ở Việt Nam.
Năm 2017, anh Vương cho ra cuốn sách “Môn Sử không chán như em tưởng” (NXB Phụ Nữ) đã thu hút được sự chú ý của đông đảo giáo viên và học sinh. Cuốn sách chỉ có 290 trang, xoay quanh những câu hỏi như: Học sinh có thích học lịch sử không? Học lịch sử thì có ích gì cho đời sống? Người giáo viên sẽ phải dạy lịch sử như thế nào để học sinh không chán học? Điều rất đặc biệt là ở cuốn sách này là được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của cá nhân giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành từ năm 2011 đến 2014.
Một nửa cuốn sách đăng những bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà của học sinh. Những độc giả được đọc thử cuốn sách đều cảm thấy sốc khi tiếp cận những vấn đề mà một đề bài kiểm tra 45 phút có thể ra. Chẳng hạn: “Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, từ năm 1863-1873, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần phân tích toàn diện tình hình đất nước ta và đưa ra các đề nghị cải cách.
Nếu em là một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn đương thời, em sẽ có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc 30 bản điều trần nói trên?”. Hay: “Vào ngày kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, học sinh Nhật Bản thường tới thăm Công viên Hòa Bình ở Hiroshima thả hạc giấy lên trời kèm theo thông điệp hòa bình. Hãy tưởng tượng em được đến Hiroshima vào ngày đó và đưa ra thông điệp hòa bình của bản thân”...
Độc giả đã phải giật mình khi đọc những lý giải và suy nghĩ của những học sinh lớp 6 hoặc lớp 8 trước những vấn đề mang tầm vĩ mô có thể trở thành cả một công trình nghiên cứu. Anh Vương từng đăng tải những ví dụ này trên Facebook cá nhân, rất nhiều giáo viên ở các tỉnh đã xin phép áp dụng mô hình này.
Thích được gọi là “kẻ bán sách rong”
Với 8 năm nghiên cứu và học tập tại Nhật Bản, số lượng sách mà anh Vương sở hữu không hề ít. Anh kể: “Mỗi lần từ Nhật về Việt Nam, những cuốn sách trở thành mối bận tâm hàng đầu sau sức khỏe của vợ con. Số sách ấy do anh tích lũy trong suốt những năm ở Nhật, có cuốn phải mua đắt bằng nửa tháng lương ở nhà”.
Rất nhiều người cho hành động của anh Vương là… điên khùng, bởi lần học xong cao học trở về anh gửi đường biển 5 thùng catton toàn sách. Cước phí gửi sách mất khoảng 20 triệu đồng trong khi lương của anh khi ấy ở Việt Nam chỉ là 1,8 triệuđồng/tháng.
Hành trình mang những cuốn sách về phải mất hơn 1 tháng, anh Vương nhớ lại: “Khi sách về đến nhà, mọi người tỏ ra rất tò mò, tôi rút dao mổ tung tất cả các thùng lôi ra toàn sách. Một tuần sau, có một ông bác họ đến nhà chơi, sau khi biết “nghiên cứu sinh” chẳng mang gì từ Nhật về ngoài sách, ông chân tình bảo bố tôi: Thằng này học nhiều bị ngơ rồi chú! Nhật đầy máy móc thì không biết mang về bán mang sách về làm gì?".
Anh bảo, giai đoạn này, ngoài dạy học anh sẽ chuyên tâm vào hai công việc mà anh thích: Bán sách (chỉ bán những cuốn sách tự viết và dịch) và chơi sách (đọc, cho mượn miễn phí tại nhà). Mới về Việt Nam không lâu, đường chưa thạo, vì thế mỗi lần “ra phố” bán sách rong, anh Vương sẽ thông báo trên facebook: Hôm nay đi cung đường nào, trong ba lô có những cuốn sách nào, ai cần mua sách có chữ ký thì gọi anh.
Có ngày, anh đi bộ 5km trong khói bụi, còi xe đinh tai nhức óc bán được 4 cuốn sách. Bù lại, có một khách hàng học Đại học Sư phạm Toán đạp xe mồ hôi nhễ nhại đến chỉ để mua một cuốn lịch sử học. Vợ con có than anh vất vả thì anh Vương chỉ cười nói: “Bán cho vui thôi, chứ muốn mưu sinh thì có thể dịch tiếng Nhật là sống ổn”.
Với anh Vương, việc tự mang sách đi bán, bán cho nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau có thể giúp anh biết được những ai quan tâm và đọc sách của mình. Hơn nữa, kết nối với độc giả, anh có thể biết được cảm nhận, phản hồi, nhận xét của họ như khen, chê, chỉ trích.
“Một điều thú vị là có thể cảm nhận được văn hoá đọc của Việt Nam đang ở đâu, người ta đang đọc cái gì, những ai đang đọc sách mình và họ mong muốn gì từ việc đọc sách đó. So sánh với nước Nhật, ở Việt Nam văn hoá đọc vẫn đang yếu. Thậm chí những người đáng ra là đọc nhiều nhất như nhà báo, nhà văn hay giáo viên, số người đam mê đọc sách cũng không nhiều" - anh Vương chia sẻ quan điểm của mình.
Không chỉ rong ruổi đi bán sách khắp nơi, anh Vương đã lập riêng tủ sách tại quê nhà (thôn Sấu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang), tủ sách mang tên “Đồi Chẹm”. Tủ sách luôn mở cửa miễn phí đón tất cả bạn đọc trong vùng đến mượn sách. Với anh, một người có thể không thay đổi được xã hội nhưng nhiều người thì chắc chắn có thể. Hành trình lan toả tình yêu đối với những cuốn sách của anh đang ngày càng kết nối được nhiều độc giả, mỗi độc giả sẽ góp phần nâng cao văn hoá đọc của người Việt đúng như mong ước của anh.
Nguyễn Minh – Phong Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42