Miễn thị thực cho công dân 5 nước châu Âu: Đừng để vuột mất cơ hội
Pháp ưu tiên cấp thị thực khách du lịch Việt Nam | |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Ba phương án thi thực tế là một |
Nhiều cơ hội mở
Theo nghị quyết 46/2015 của chính phủ, công dân 5 nước gồm: Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày, kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính sách trên được thực hiện trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 30/6/2016 và sẽ được xem xét, gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, cộng với 16 quốc gia được Việt Nam miễn thị thực từ trước, số quốc gia được miễn thị thực tăng lên 21 quốc gia. Thông tin này đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam.
Theo ông Phạm Thế Phong – Giám đốc Trung tâm Inbound Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam (Vietrantour), việc triển khai chính sách miễn thị thực đối với du khách đến từ các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha rõ ràng sẽ giảm bớt rào cản về thủ tục và chi phí áp đặt đối với tâm lí khách du lịch từ các thị trường tiềm năng này, trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch, tăng cường thu hút du khách. Cũng theo ông Phong, các thị trường này đều được đánh giá là thị trường tiềm năng do khách du lịch Tây Âu thường có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Trong đó Anh, Pháp, Đức là những thị trường tiềm năng mang lại nguồn thu cho các doanh nghiệp du lịch trong mùa thấp điểm. Riêng Anh và Pháp nằm trong top 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt Nam (Pháp đứng thứ 7 và Anh đứng thứ 8).
Vịnh Hạ Long luôn thu hút lượng lớn khánh quốc tế |
Đồng quan điểm trên, ông Lưu Đức Kế - Giám đốc công ty lữ hành – Tổng công ty du lịch Hà Nội cũng cho rằng, 5 nước châu Âu này là thị trường du lịch truyền thống vì họ vào Việt Nam sớm, tương đối đều đặn. Quan hệ không chỉ du lịch mà còn chính trị thân thiện, cũng như kinh tế, xuất nhập khẩu. Một thuận lợi nữa là chúng ta đã và đang có đường bay thẳng đến những quốc gia này.
“Chúng ta đã có hàng chục năm làm thí điểm miễn thị thực cho một số nước và đã có số liệu chứng minh việc miễn thị thực đó, hiệu quả hơn so với mức tăng trưởng bình thường, và so với chỉ thu lệ phí visa. Theo hướng hội nhập thì đây là một hướng đi đúng đắn, bởi thế giới có 229 nước thì có hơn 170 nước miễn thị thực cho 17 nước có lượng khách đi du lịch lớn, trong đó có 5 nước mà chính phủ Việt Nam vừa ra quyết định miễn thị thực. Ví dụ như Ý và Đức đã có 170 nước miễn thị thực còn Anh, Nga, Pháp có 172 nước miễn thị thực...Quanh khu vực Đông Nam Á thì các nước cũng đã áp dụng miễn thị thực cho khách du lịch của nhiều nước như Singapo miễn thị thực cho 178 nước, Philipin miễn thị thực cho 157 nước, Malaysia miễn thị thực 155 nước, Thái Lan miễn thị thực cho 66 nước, Lào miễn thị thực cho 40 nước...” – Ông Kế cho biết.
Vẫn còn nhiều “chướng ngại vật”
Trên thực tế hiện nay, nước ta mới miễn thị thực cho 21 nước trên thế giới. Con số này so với các nước khác là khá khiêm tốn. Ông Vũ Thế Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch cho rằng, sở dĩ việc miễn visa với nước ta có thận trọng hơn bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác như tài chính, an ninh... song để phát triển du lịch, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước đã mở cửa như Lào, Philipin... Mặc dù an ninh họ không bằng Việt Nam nhưng vẫn cởi mở trong việc miễn thị thực để hút khách. Trên thực tế hiện nay, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm, thông tin về các đối tượng được quốc tế chia sẻ...mặc dù không loại trừ hết được. Tuy nhiên “mở chợ thì không cần bán vé vào chợ”, mong khách mua hàng và đó chính là lợi nhuận quốc gia. Nếu áp dụng được mà vẫn đảm bảo an ninh, kinh tế cho quốc gia thì nên triển khai mở rộng. |
Trên thực tế, để ngành này có thể phát triển mạnh hơn nữa thì phải nhìn nhận đúng nhất những khó khăn và thách thức của ngành, để từ đó tìm ra giải pháp hợp lý, thúc đẩy du lịch phát triển. Hiện nay du lịch Việt Nam đang có xu hướng chững lại, thậm chí sụt giảm về số lượng khách du lịch.
Cụ thể, tỉ lệ khách quốc tế đến Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước là 12,6%. Khách đến bằng đường hàng không giảm 9,8%. Khách đến bằng đường bộ giảm 23,1%, đường biển giảm 34,4%... Đây là 1 con số đáng báo động, khiến cho các cơ quan quản lý và nhiều doanh nghiệp lữ hành lo lắng, bất an. Câu hỏi đặt ra là ngành du lịch nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để thu hút khách nước ngoài.
Tuy nhiên tại sao trong nhiều tháng trở lại đây lượng khách quốc lại liên tiếp sụt giảm? Trả lời về nguyên nhân tình trạng này, ông Lưu Đức Kế - Giám đốc công ty lữ hành – Tổng công ty du lịch Hà Nội cho biết điều này do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về khách quan là do sự bất ổn của khu vực biển Đông và một số khu vực trên thế giới như Nga, Ukraina, làm hạn chế nhu cầu đi du lịch của người dân. Kinh tế thế giới có biến động (như giá USD lên cao, euro và đồng yên giảm sâu, giá dầu giảm mạnh) cũng góp phần làm giảm nhu cầu đi du lịch của du khách quốc tế.
Lượng khách đến Việt Nam lớn nhất vẫn là Trung Quốc (chiếm 25%). Tháng 5/2014 do có sự kiện giàn khoan nên lượng khách sụt giảm cho đến nay vẫn chưa khôi phục lại được. Tốc độ tăng trưởng nhất là khách Nga nhưng thời gian qua có sự khủng hoảng kinh tế ở nước này do đồng Rúp rớt giá hơn 60% nên lượng khách giảm.
Bên cạnh đó chất lượng dịch vụ chưa tốt...dẫn đến nhiều khách du lịch không muốn quay trở lại vào những lần sau. “Để làm du lịch tốt thì các nhà quản lý cần đặt mình vào địa vị của khách để thấu hiểu những mong muốn cũng như e ngại khi đi du lịch.
Những điều khách mong đợi khi đi du lịch là thông tin chuẩn xác hơn, đón tiếp niềm nở công khai minh bạch. Khi lựa chọn phương tiện vận chuyển, họ mong được phục vụ an toàn, hành lý bảo quản tốt. Trong khi đó giao thông Việt Nam với tỷ lệ không an toàn là sự e ngại của rất nhiều khách du lịch. Ngoài việc du lịch thì khách cũng mong muốn giao lưu tiếp xúc với xã hội Việt Nam, người dân bản xứ nhưng những hiện tượng chặt chém, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, ứng xử thiếu văn minh ...vẫn tồn tại.
Tất cả những hạn chế này ngành du lịch không trực tiếp giải quyết được mà cần sự phối hợp quyết liệt của các ngành khác như công an địa phương để đảm bảo an ninh trật tự. Giao thông vận tải cần có sự phối hợp để giảm giá cước bởi trên thực tế, một tour trọn gói chi trả cho giao thông vận tải chiếm tới 40%.” – Ông Kế nhấn mạnh thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Thế Phong – Giám đốc Trung tâm Inbound Công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam (Vietrantour) cho biết chất lượng, năng lực vận hành của dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống chưa tốt nhưng giá thành lại cao hơn 12 – 35% so với các quốc gia lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia. “Chúng tôi kiến nghị cơ quan xúc tiến du lịch của thành phố Hà Nội và Tổng cục Du lịch sẽ cùng chúng tôi phối hợp với Hàng không Việt Nam để tạo riêng một số gói kích cầu đặc biệt, nhằm quảng bá cho sự kiện này” – Ông Phong thông tin thêm.
Về chủ quan, theo ông Kế, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của chúng ta vẫn còn thiếu chuyên nghiệp do có quá nhiều cơ quan cùng tham gia. Nguồn lực xúc tiến tuy không thiếu nhưng lại phân tán, không thể tổ chức được các chiến dịch lớn để có thể làm thay đổi thị trường và thu hút khách vào Việt Nam. Theo ông Kế, hàng năm kinh phí 2 – 3 triệu đô cho xúc tiến nước ngoài nhưng cơ chế chi khó khăn, không linh hoạt...nên chưa có hiệu quả. Trong khi đầu tư cho quảng bá ở nước ngoài trung bình là 6,5 USD/ người, còn ở Việt Nam chưa được 0,5/ người đã bộc lộ rõ sự chênh lệch. Cách quảng bá tốt nhất là mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, quảng cáo tại chỗ và làm cho khách tin tưởng nhất là phương án các nhà quản lý nên quan tâm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50