Lương y âm thầm gieo mầm thiện
Dự thảo Luật tố cáo có chấp nhận đơn nặc danh? | |
Tri ân các lương y nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 | |
Những cây thuốc, thảo dược quý hỗ trợ điều trị ung thư gan |
Đó là phong cách sống, lối ứng xử nhẹ nhàng, là tình yêu nghề bền bỉ và hành trình hơn 10 năm âm thầm trị bệnh miễn phí cho mọi người. Nhiều người được anh chữa khỏi bệnh đều cảm kích, bảo rằng anh có “bàn tay vàng”. Nhờ đôi tay anh, họ được trị khỏi sau những tháng ngày bệnh tật hành hạ đau đớn về thể xác và tinh thần. Trong bài viết này, tôi chỉ ghi chép theo những gì mình đã mắt thấy tai nghe, chứng kiến một ngày làm việc không ngừng nghỉ của anh…
Lương y Phạm Văn Tấn thăm khám chữa trị cho người bệnh |
Người thầy thuốc thiện tâm
Nếu không phải đi công tác, căn phòng nhỏ bên phải, trên tầng 2 ngay đầu phố Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) luôn để hé cửa. Đó là phòng làm việc của lương y Phạm Văn Tấn - Chủ tịch Hội Tác động cột sống. Suốt cuộc trò chuyện, chẳng khi nào tôi thấy anh ngơi nghỉ, lúc tất bật với các thao tác điều trị cho bệnh nhân, cũng có khi lại bị gián đoạn bởi các cuộc điện thoại. Phần lớn những cuộc điện thoại ấy là của bệnh nhân, họ gọi để cảm ơn và “tranh thủ” nhờ anh trị bệnh cho những người thân quen.
Bằng niềm đam mê với TĐCS cùng kiến thức y học được đào tạo chính quy tại Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh, hiện lương y Phạm Văn Tấn được mời tham gia giảng dạy môn TĐCS. Anh cùng với thầy dạy- cố Lương y Nguyễn Văn Lợi đã tham gia đào tạo hàng trăm học viên tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Không chỉ tham gia giảng dạy tại trường, mỗi buổi tối, anh và các cộng sự còn giảng dạy tại các lớp học TĐCS do Hội Đông y TP Hà Nội tổ chức. Người bệnh tìm đến đều được cá nhân lương y Phạm Văn Tấn nhiệt tâm điều trị và quá trình chữa trị hoàn toàn miễn phí. Ghi nhận những nỗ lực gieo mầm thiện của lương y Phạm Văn Tấn, năm 2017 cá nhân anh đã được Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt năm 2017”; Bằng khen của Trung ương Hội Đông y Việt Nam; Giấy khen do Đảng bộ khối Doanh nghiệp Quận Hai Bà Trưng trao tặng các năm 2015, 2016, 2017; Danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2014 do Chủ tịch UBND Quận Hai Bà Trưng trao tặng ... |
Nghe kể, từ nhỏ anh Tấn đã có mơ ước làm nghề y. Thế nhưng, do điều kiện gia đình khó khăn nên học xong Trung học phổ thông anh không thi đại học. Thời điểm ấy, ở vùng quê Trường Trung (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), người ta thấy anh bươn trải với đủ thứ nghề, từ cấy hái, vác đất đóng gạch đến… bán kem dạo. Luôn tâm niệm, chỉ có con đường học tập nghiêm túc và chăm chỉ mới có thể khiến bản thân trưởng thành, Phạm Văn Tấn ra Hà Nội vừa làm, vừa học nghề cơ khí tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bằng nghị lực bản thân, anh tiếp tục theo học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa Quản trị kinh doanh và đi làm ở một số doanh nghiệp. Đến năm 2003, anh Tấn quyết định thành lập công ty riêng về lĩnh vực in ấn. Khi công việc kinh doanh dần ổn định anh Tấn bắt đầu thực hiện ước mơ đến với nghề y mà bản thân đã ấp ủ.
“Tôi rất thích y học cổ truyền, đặc biệt là các phương pháp trị liệu không dùng thuốc, các phương pháp dân gian.Tôi đã tìm hiểu, học và trải nghiệm nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có những tinh hoa riêng nhưng khi đến với phương pháp Tác động cột sống (TĐCS) tôi thấy đó như một nhân duyên và thấy rất phù hợp với mình” – Lương y Phạm Văn Tấn chia sẻ.
Nhắc lại, TĐCS là phương pháp được lương y Nguyễn Tham Tán nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị từ những năm 50 của thế kỷ trước. Thông qua các thủ thuật khám bệnh áp, vuốt, ấn… người thầy thuốc xác định được trọng điểm (là những điểm rối loạn) và sẽ áp dụng các thủ thuật trị bệnh tác động vào trọng điểm trên xương sống và vùng cạnh xương sống.
Sau khi tác động kích thích vào trọng điểm, những chỗ rối loạn bệnh lý sẽ được giải tỏa, lập lại cân bằng cho cơ thể để khỏi bệnh. Từ năm 1972, lương y Nguyễn Tham Tán đã áp dụng phương pháp TĐCS này để chữa trị cho hàng nghìn người và đều đạt được hiệu quả cao. Phương pháp TĐCS cũng được Bệnh viện Bạch Mai, tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách khoa học từ 1977 và khẳng định kết quả điều trị tốt đạt từ 83 - 96%.
“Thầy tôi là cố Lương y Nguyễn Văn Lợi - nguyên Chủ tịch Hội TĐCS. Thầy đã truyền dạy và tạo đam mê cho tôi nhiều nhất. Thầy Lợi là một trong những học trò xuất sắc đã được cụ Nguyễn Tham Tán đào tạo và là người duy nhất được chữa bệnh cùng với cụ nhiều năm cho đến lúc mất” - lương y Phạm Văn Tấn nhớ lại.
Theo lời lương y Phạm Văn Tấn, TĐCS mới nhìn qua tưởng chừng đơn giản nhưng thời điểm mới tiếp cận TĐCS, bản thân anh cũng cảm nhận phương pháp này hoàn toàn không dễ chút nào. Anh bảo, đôi lúc cá nhân anh cũng hoang mang rồi đặt nhiều câu hỏi “liệu mình có thể làm được không...” nhưng khi được trực tiếp chứng kiến hiệu quả của TĐCS thì anh lại khát khao và quyết tâm theo đuổi.
“Cái khó nhất của phương pháp này là sự cảm nhận và độ nhạy bén của đôi tay khi thao tác các thủ thuật chẩn và trị bệnh nên cần phải cần cù rèn luyện để có được kỹ thuật và kỹ năng tốt hơn. Mỗi khi nản lòng, tôi lại nhớ đến lời thầy Lợi dặn. Thầy luôn nhắc tôi rằng, học nghề phải yêu nghề - Nghề y là nghề học cả đời - Mỗi người bệnh là một người thầy”.
Ấp ủ nhân rộng phương pháp chữa bệnh ra cộng đồng
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, hay thoái hóa đốt sống cổ, lưng… mọi người thường tìm đến các loại thuốc giảm đau.Khi phương pháp dùng thuốc không giải quyết được vấn đề thì người bệnh thường sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cá biệt, với những người bệnh thoát vị đĩa đệm, đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng, thần kinh tọa mà kèm theo bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường... thì thường sẽ không được chỉ định phẫu thuật.
Chi phí cao, mỗi một cuộc phẫu thuật mà kết quả mang lại có thể không như ý muốn. Đặc biệt, với thoái hóa đốt sống cổ, từ C1 đến C7 thì tỷ lệ điều trị có thể thành công chỉ đạt 20%.Nhiều người bệnh chỉ cần nghĩ đến dao kéo trong một cuộc phẫu thuật cũng đã thấy sợ hãi, chưa kể có cuộc phẫu thuật thành công, có cuộc thất bại sẽ để lại di chứng nặng nề, thậm chí liệt suốt đời. Nhưng đối với phương pháp TĐCS, mọi nỗi lo lắng trên đều được giải tỏa.
Theo tìm hiểu, với phương pháp này, việc chữa bệnh hoàn toàn không cần dùng thuốc và thậm chí không cần tới y cụ. “So với các phương pháp trị liệu khác thì phương pháp TĐCS có độ an toàn cao, không có tác dụng phụ, không gây đau đớn cho người bệnh, chi phí chữa trị lại thấp hơn nhiều lần. Phương pháp TĐCS còn có nhiều ưu việt trong ứng dụng, đào tạo như: Chi phí thấp, dễ tiếp thu, kể cả những người chưa từng học nghề y. Đặc biệt, chỉ bằng đôi bàn tay là có thể giúp được nhiều người bệnh ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào bất cứ thiết bị hỗ trợ nào khác” - Lương y Phạm Văn Tấn khẳng định.
Suốt quãng thời gian làm nghề, cá nhân lương y Phạm Văn Tấn có rất nhiều kỷ niệm. Câu chuyện của bệnh nhân nữ tên Giới (72 tuổi, TP Thanh Hóa) là một ví dụ. Bà Giới bị chứng run chân tay, đau và yếu chi khiến việc đi lại, di chuyển hết sức khó khăn. Cá nhân bà đã đi chữa nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Lương y Phạm Văn Tấn kể: Khi con gái đưa bà đến gặp, bà chán nản, thều thào trong nước mắt rằng “tôi chỉ muốn chết thôi”. Chữa trị chưa đầy 10 ngày bà Giới cơ bản đã ổn hơn, thần sắc tươi tỉnh, các chứng đau, run giảm nhiều. “Lúc ấy, tôi có hỏi vui rằng bà bây giờ bà có còn chán nản, muốn chết nữa không? Bà trả lời: Dại gì mà chết… từ khi gặp được anh tôi thấy cứ mỗi ngày lại trẻ ra, anh cứ cho tôi ở đây đến khi nào trẻ lại 20 tuổi thì thôi…” – anh Tấn chia sẻ.
Dang dở với những kỷ niệm về nghề, về chuyện chữa bệnh miễn phí cho mọi người, thoáng trong đôi mắt lương y Tấn, tôi thấy được không ít niềm trăn trở. Anh bảo, TĐCS là một phương pháp vừa phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khá hiệu quả, an toàn, không tốn kém tiền của, rất phù hợp cho việc phổ cập trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Như tâm nguyện của “Thầy tổ” của phương pháp TĐCS là cố lương y Nguyễn Tham Tán và các lương y khác như: Lương y Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Trung Chính… đều mong muốn đưa phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc quý giá này lan tỏa cho cộng đồng. Mục tiêu của anh cũng không ngoài ý nguyện đó.
Lương y Phạm Văn Tấn bộc bạch: “Tôi đang cùng với Hội Đông y Thành phố, Hội TĐCS Hà Nội và Trường Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội… liên tục mở các lớp học phổ cập và nâng cao cho học viên là những người chưa bao giờ tiếp cận với lĩnh vực sức khỏe, y tế và cả những y, bác sỹ tại các bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế tại các thành phố.
Tôi nghĩ chỉ có đào tạo mới nhân rộng, đào tạo có chất lượng thì mới phát triển được TĐCS và mới có thể giúp được nhiều người hơn. Một người biết chữa bệnh bằng TĐCS thì cũng chỉ có thể giúp được trên dưới 10 người bệnh/ngày, mà thực tế số các bệnh và số lượng người mắc bệnh trong phạm vi điều trị của TĐCS có thể chữa trị được thì rất lớn, đặc biệt là các bệnh mãn tính không lây như: Thoái hóa cột sống; đau lưng; thoát vị đĩa đệm; cơ xương khớp; các bệnh tiền đình; đau đầu; hạn chế vận động…”
Đinh Luyện (Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00