Luôn trân trọng những phút giây cuộc sống
Cùng lúc vừa là giảng viên chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng và phụ trách dàn dựng hợp xướng thiếu nhi của Nhạc viện Quốc gia Việt Nam lại vừa đảm nhiệm vai trò Giám đốc nghệ thuật Trung tâm nghệ thuật Sol Art, Giám đốc nghệ thuật Hệ thống Giáo dục Vinschool, nhưng Đặng Châu Anh luôn dành tình cảm đặc biệt cho chương trình Đồ Rê Mí. Với người phụ nữ nhỏ nhắn ấy, còn gì hạnh phúc hơn khi hàng ngày được gần gũi, được nghe những tiếng hát trong trẻo của trẻ thơ.
Người phụ nữ đa tài Đặng Châu Anh trẻ trung, rạng ngời dù ở độ tuổi ngoài 40
Chương trình Đồ Rê Mí 2014 vừa kết thúc với chiến thắng thuộc về bé Thu An – Quảng Ninh. Ấn tượng của chị về quán quân Đồ Rê Mí 2014 là gì?
Thu An có nụ cười tươi, hồn nhiên và đôi mắt cười. Mặc dù mới 8 tuổi, mỗi bữa ăn mẹ vẫn phải xúc cơm cho, nhưng Thu An rất da dáng một người chị phải làm gương cho em. Thu An đã gây ấn tượng bởi tố chất nổi trội ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân vào ngôi nhà chung Đồ Rê Mí. Sau mỗi lần thi, cô bé đều rất tập trung cố gắng vươn lên đầy nghị lực. Đặc biệt hai bài trong đêm chung kết, tuy đây là phần thi đầy thử thách nhưng bé đã làm tương đối tốt. Gọi là tương đối vì khi hát một bài có âm vực rộng, có những quãng khó, có nhiều đoạn li điệu như vậy thì ngay cả đến những ca sĩ chuyên nghiệp xử lý còn khó. Điều này thể hiện tố chất, năng khiếu, cũng như sự chăm chỉ luyện tập của Thu An.
Đặng Châu Anh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đồ Rê Mí
Với tư cách là một vị cầm cân nảy mực của chương trình, khó khăn lớn nhất đối với chị là gì?
Khi mới bắt đầu vào vòng chung kết, mỗi vị giám khảo – những người xác định vị trí, giải thưởng cho các bé của cả mùa thi đều bị áp lực làm thế nào để mang đến sự công bằng cho các thí sinh. Vậy nên, chương trình Đồ Rê Mí trong 8 năm nay cũng đều được công nhận là một chương trình hoàn toàn trong sáng, hồn nhiên, hướng thiện, là sân chơi lung linh đầy sắc màu, mang tính giáo dục cao. Đồ Rê Mí đã thực sự trở thành món ăn tinh thần của lứa tuổi thiếu nhi.
Mỗi đêm chung kết khi công bố giải thưởng, học bổng cho các bé xuất sắc nhất đòi hỏi chúng tôi phải hết sức cân nhắc đặc biệt các bé đều có độ chênh không nhiều. Đấy là điều khó khăn nhất khiến ban giám khảo (BGK) phải cân đo đong đếm để đưa ra những quyết định thật đúng. Có bé nổi trội ở mảng này nhưng hơi hụt ở mảng kia. So sánh những bạn như vậy sẽ lấy ai thật khó. Tuy nhiên, với tiêu chí rõ ràng của chương trình, toàn bộ ekip sản xuất, từ đạo diễn biên tập âm nhạc đến những thầy cô giảng dạy trực tiếp cộng với sự nhận định của BGK, chúng tôi luôn tự tin ở kết quả cuối cùng.
Nhiều người cho rằng các chương trình truyền hình thực tế nói chung, chương trình Đồ Rê Mí nói riêng đang dần đánh mất sự hồn nhiên của con trẻ. Chị nghĩ sao về nhận định này?
Đúng là các chương trình truyền hình thực tế hiện nay đang sử dụng nhiều bài hát hơi quá sức đối với tuổi thơ. Tuy nhiên, người lớn không nhận thấy rằng nhiều bé hát rất tốt, rất hay cần phải thử sức với những bài khó hơn. Thậm chí tôi còn biết ở nhiều chương trình, các em còn thích và yêu cầu được hát những bài hát đó. Tất nhiên ban tổ chức (BTC) phải định hướng cho con trẻ. Tuy nhiên, nếu bài hát đó không mang chủ đề người lớn quá và các bé cảm thấy thích, có thể xử lý được thì BTC vẫn quyết định biên tập lại và để cho các bé hát.
Kho tàng bài hát thời xưa có rất nhiều bài hay nhưng nếu các chương trình dành cho thiếu nhi vẫn sử dụng những bài hát thuộc thời chiến tranh, thời lịch sử hào hùng với tiếng súng, tiếng bom đạn thì không phù hợp với thời bình, không mang hơi thở thời đại. Trong chương trình Đồ Rê Mí, đối với một số bài khó, chúng tôi phải nhận định xem bài hát đó trẻ có thể hát được hay không và chủ đề của nó không xa vời với tuổi thơ thì ban biên tập sẽ thay đổi lại lời bài hát sao cho phù hợp.
Thị trường âm nhạc Việt Nam đang khan hiếm những ca khúc dành cho thiếu nhi. Là một giảng viên âm nhạc gắn liền với thế giới tuổi thơ, chị nghĩ sao?
Hiện nay cả sân chơi trên truyền hình lẫn ngoài thực tế dành cho người lớn hoàn toàn khác biệt và có một độ chênh nhất định so với những sân chơi phục vụ thiếu nhi. Chính vì thế các nhạc sĩ đầu tư chất xám để sáng tác những bài hát cho tuổi teen, cho người lớn rõ ràng sẽ được sử dụng nhiều hơn, thu nhập cao hơn.
Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL đã có chủ chương đưa ra các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi. Nhưng thực sự viết nhạc cho thiếu nhi tương đối khó đòi hỏi người nhạc sĩ phải hội tụ nhiều yếu tố: phải là nhà sư phạm âm nhạc, phải là người cực kỳ yêu trẻ để hiểu được tâm lý tuổi thơ. Khi đó người nhạc sĩ mới sáng tác hay, sáng tác đúng sở thích của các bé. Bản thân tôi cũng như nhiều nhạc sĩ khác phải cố gắng bớt chút thời gian để viết cho các con nhiều bài hát hơn. Ngoài ra cần kêu gọi những thầy cô giáo dạy nhạc bậc tiểu học cùng chung sức vì họ là những người có thể viết nên những bản nhạc phù hợp với các bé nhất.
Mỗi một năm, chương trình Đồ Rê Mí cần một kho tàng ca khúc thiếu nhi không lồ. Điều này khiến đạo diễn, các biên tập viên, các thầy cô giáo gặp nhiều vất vả, phải xoay chuyển nhiều cách để tìm bài hát phù hợp. Tôi thường được mời biên soạn, viết lại lời cho nhiều bài hát dân gian, chuyển soạn bài hát quốc tế sang lời Việt, đêm nhạc dân gian soạn lời dân gian mới. Tôi nghĩ đó cũng là cách vừa cập nhật hơi thở thời đại, những giai điệu đẹp của thế giới, vừa giáo dục cho các con cảm nhận những làn điệu dân gian Việt Nam để thêm yêu bản sắc dân tộc.
Còn ý kiến cho rằng chương trình Đồ Rê Mí sẽ bị lỗi thời so với những gameshow khác như Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí…?
Điều này không đúng. Hiện nay rating của chương trình Đồ Rê Mí rất cao và được các bậc phụ huynh, các em bé trong độ tuổi từ 4 đên 8 đặc biệt rất quan tâm. Năm nay, Đồ Rê Mí đã hoàn toàn thay đổi màu sắc, được đầu tư công phu hoành tráng hơn nhiều so với mọi năm. Ý kiến trên chỉ đúng trong một số năm nào đó, còn năm nay theo tôi Đồ Rê Mí đang rất “hot”.
Hợp xướng Sol Art tổng duyệt tại Sân khấu Cổ Ngoài trời, Hoàng gia Malta tháng 8/2014.
Hợp xướng Sol Art
Chị có thể chia sẻ về những thành tích mà dàn hợp xướng SolArt của chị đã đạt được?
Dàn hợp xướng SolArt Việt Nam từ 2009 đến nay đã có 5 năm cọ sát với các cuộc thi quốc tế. Đoàn hợp xướng của trung tâm đã đoạt Huy chương Đồng mảng Dân gian tại Liên hoan Hợp xướng thế giới tổ chức tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, Sol Art đã giành được 3 giải Đặc biệt, 3 giải Vàng về hợp xướng tại các kỳ liên hoan ở Mỹ, Đức và Việt Nam; giải Đặc biệt và giải Vàng ở bộ môn Mỹ thuật trong cuộc thi được tổ chức ở Trung Quốc. Tháng 8 vừa qua, dàn hợp xướng SolArt Việt Nam được Đại sứ quán Việt Nam tại Ý mời sang biểu diễn trong chương trình kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước tại quốc đảo Manta.
Với nhiệm vụ là sứ giả nhỏ tuổi đem những làn điệu dân ca Việt Nam đến bạn bè thế giới, Sol Art thường chọn những bản dân gian làm màn thi chính để dự thi các cuộc thi quốc tế. Thông qua đó là cơ hội giới thiệu nét đẹp, những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tới bạn bè thể giới.
Đam mê nghệ thuật, liệu chị có định hướng các con theo con đường của mình?
Đấy là đam mê của tôi, còn các con còn tùy vào khả năng và sở thích của chúng. Tôi cũng có những định hướng để các con hiểu và yêu thích âm nhạc. Vì âm nhạc góp phần giúp con trẻ được phát triển nhiều kỹ năng, giúp các con có được chìa khóa của sự thành công trong cuộc sống. Cho nên có thể theo nghề hay không không quan trọng bằng việc trẻ được tiếp xúc âm nhạc được tham gia vào thế giới âm nhạc nghệ thuật để các con có cơ hội được phát triển tâm hồn.
Bí quyết nào giúp chị luôn tươi tắn và rạng ngời?
Tôi không có bí quyết gì nhiều ngoài sự may mắn bởi yếu tố di chuyền và thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc với tuổi thơ. Vì thế hành xử của tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sự trong sáng của trẻ thơ.
Ngoài ra tôi là người hướng thiện, suy nghĩ tích cực và rất lạc quan. Âm nhạc nghệ thuật cũng là sự tái hiện của cuộc sống. Nó có âm bậc trầm bổng cũng như cuộc sống vậy. Có những lúc buồn, những lúc khó khăn, tôi vẫn tin tưởng nhìn về phía trước, không để mình bị đắm chìm vào buồn bực, đau khổ. Tôi luôn trân trọng những phút giây của cuộc sống. (Cười).
Cảm ơn chị đã dành thời gian tâm sự với bạn đọc LĐTĐ.
Nguyễn Hoài
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36