Làm gì sau tiêm chủng để hạn chế rủi ro!
Chưa làm tốt công tác theo dõi sau tiêm
Theo TTND.PGS.TS Đinh Kim Xuyến - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về sức khỏe cộng đồng, vắc-xin cũng như các thuốc dùng trong điều trị đều có thể gây những phản ứng không mong muốn. Đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ phản ứng, đặc biệt là các trường hợp phản ứng nặng và tử vong sau tiêm vắc-xin trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Như trường hợp của cháu T.T.H (sinh ngày 27.2.2016, ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem (5 trong 1) do bị sốc phản vệ, đã bị tử vong và đây không phải là trường hợp duy nhất bị tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, điều này như hồi chuông cảnh tỉnh về công tác đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, trong khi cả nước hiện có trên 700 quận, huyện với khoảng trên 11.000 xã, phường, thị trấn bao gồm gần 12.000 điểm tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, còn có 161 điểm tiêm chủng dịch vụ.
Đối với trường hợp là trẻ nhỏ tiêm chủng, sau khi được theo dõi tại nơi tiêm thì khi về nhà, gia đình cũng cần phải chú ý tới trẻ để phát hiện sớm biểu hiện sốc phản vệ sau tiêm. |
Câu hỏi nhiều người băn khoăn và đặt ra với ngành Y tế hiện nay là, làm thế nào để nâng cao chất lượng tiêm chủng, đảm bảo kỹ thuật tiêm chính xác nhất, những dấu hiệu nhận biết khi có các triệu chứng sốc phản vệ và cách xử trí kịp thời khi có phản ứng? TS Xuyến cho hay, đối tượng sử dụng vắc-xin lại là những đối tượng rất nhạy cảm vì đa phần là các cháu dưới 1 tuổi hay ở lứa thiếu niên và được tiêm vắc- xin khi đang mạnh khỏe. Bất cứ một sự thay đổi nào về tình trạng sức khỏe của các cháu sau tiêm chủng đều gây bức xúc cho gia đình. Việc thiếu thông tin 2 chiều về lợi ích của tiêm chủng và những rủi ro có thể gặp phải cũng như nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm và kỹ năng của bố, mẹ chăm sóc trẻ sau mũi tiêm đã là rào cản để có được sự chia sẻ của cộng đồng và gia đình khi có sự cố và duy trì sự ủng hộ của cộng đồng với việc sử dụng vắc-xin.
Nhờ có vắc-xin, tỉ lệ mắc và chết do các bệnh có thể bảo vệ bằng vắc-xin giảm hàng trăm lần so với trước đây. Vắc-xin đã hạn chế tối đa những vụ dịch lớn, đồng thời giảm phí tổn rất lớn khi bệnh dịch xảy ra. Tuy nhiên, vắc-xin cũng có những tác dụng không mong muốn và những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm chủng như: Phản ứng tại chỗ (thường nhẹ và hết nhanh); phản ứng toàn thân (hầu hết khỏi, tỉ lệ nhỏ có thể để lại di chứng nhẹ, đôi lúc có những di chứng nặng có thể dẫn tới tử vong); tiêm vắc-xin, sinh phẩm rồi mà vẫn bị mắc bệnh (do vắc-xin, do kỹ thuật tiêm/phác đồ, do bảo quản, do cơ địa không đáp ứng...). Nhiệm vụ của ngành y tế là cung cấp đầy đủ vắc-xin an toàn và chất lượng. Cán bộ y tế cần cung cấp thông tin chính xác về vắc- xin, tư vấn, khám chỉ định đúng loại vắc-xin, đúng lịch tiêm chủng cho từng đối tượng, thực hiện đúng phác đồ, kỹ thuật tiêm chủng để đạt hiệu quả cao nhất.
Về phía cộng đồng cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về vắc-xin, sinh phẩm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) và những vắc-xin ngoài Chương trình TCMR để người dân có thể cùng tham gia, lựa chọn quyết định tiêm chủng loại vắc-xin tốt nhất trong điều kiện có thể. Người được tiêm chủng/người nhà cần cung cấp những thông tin chính xác có liên quan đến an toàn trong tiêm chủng và đáp ứng kháng thể sau tiêm chủng như: Tiền sử dị ứng, hen phế quản, chàm, bệnh mạn tính, bệnh di truyền,... nhằm giúp bác sĩ có chỉ định đúng và thận trọng hơn trong việc theo dõi tại nơi tiêm chủng và chỉ dẫn người nhà theo dõi sau tiêm chủng như vậy sẽ phát hiện được sớm và xử lý kịp thời khi có những phản ứng xảy ra.
Những biểu hiện sốc phản vệ và cách xử trí
TS Xuyến cho rằng, sau khi tiêm, cần theo dõi sức khỏe người được tiêm chủng tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Sau đó, hướng dẫn chăm sóc tại nhà 24 giờ theo quy định (tốt nhất là phát cho đối tượng tiêm/người nhà bản nội dung hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng). Đồng thời, ghi chép phiếu tiêm chủng, sổ tiêm chủng: Ghi đầy đủ ngày tiêm chủng vắc-xin, sinh phẩm vào phiếu tiêm chủng và trả lại phiếu cho đối tượng được tiêm/người nhà; ghi ngày tiêm đối với từng loại vắc-xin, sinh phẩm đã tiêm vào sổ tiêm chủng.
Có nhiều trường hợp người lớn hay trẻ được tiêm có ngay những biểu hiện sốc phản vệ hoặc biểu hiện có thể muộn hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là người lớn sau khi tiêm hoặc người theo dõi trẻ sau tiêm khi thấy có những biểu hiện khác thường như: Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi,... tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen thanh quản) nghẹt thở; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.
Nếu thấy các biểu hiện trên, lập tức phải ngừng vắc-xin, sinh phẩm đang dùng; cho bệnh nhân ủ ẩm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng, nếu có nôn). Thuốc adrenaline dùng theo phác đồ: Adrenaline dung dịch 1/1.000 tiêm dưới da ngay sau khi có triệu chứng lâm sàng, liều lượng: 1/2 đến 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em. Hoặc adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn; tiếp tục tiêm adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc nặng đe dọa đến tính mạng, phải chuyển cấp cứu ngay đến bệnh viện nơi gần nhất hoặc bệnh viện đã đăng ký thường xuyên.
Ngọc Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31