Khi đương chức ký QĐ dự án, về hưu làm cho dự án: Liệu có đúng luật?
Chuyện bình thường thành không bình thường
Với những nước phát triển, một quan chức khi rời nhiệm sở trở lại công việc kinh doanh là chuyện bình thường. Vì có thể họ xuất thân từ doanh nhân, có thể họ được các doanh nghiệp mời về làm cố vấn. Ở nước ta thời gian qua cũng không là ngoại lệ. Ví như trường hợp ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hưu làm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; cựu bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Trần Xuân Giá từng làm cho Ngân hàng ACB; ông Bùi Xuân Khu nguyên thứ Trưởng thường trực Bộ Công nghiệp (cũ) về hưu nay làm thành viên HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín... Đây là những việc làm mà pháp luật không cấm. Vì dẫu sao, những vị trên đều có kiến thức và được doanh nghiệp mời đến làm việc hoặc với tư cách là chuyên gia hoặc với tư cách là cố vấn, hình thức nào cũng chỉ là “làm công ăn lương”.
Tranh minh họa: Ngọc Diệp.
Tuy nhiên, trường hợp của cựu bộ trưởng GT-VT Hồ Nghĩa Dũng lại hoàn toàn khác. Cụ thể, ngày 05/10/2009, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã ký quyết định số 2860/QĐ-BGT- VT về việc phê duyệt hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - QL 1A theo hình thức BOT&BT (Xây dựng, hợp tác, chuyển giao và xây dựng- chuyển giao). Tiếp theo, ngày 6/10/2009, bộ trưởng Dũng cũng đã ký Quyết định số 2886/QĐ-BGT- VT về việc chỉ định nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho dự án này. 2 năm sau, vào tháng 8/ 2011 Bộ trưởng Dũng nhận quyết định về hưu và chưa đầy 1 năm, vào tháng 4/2012 ông đã tham gia làm thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả (theo quyết định của đại hội đồng cổ đông Công ty CP đầu tư Đèo Cả số 12/2012/QĐ-ĐHĐCĐ).
Chuyện bình thường trở thành bất thường ở chỗ khi còn làm bộ trưởng, chính ông là người ký quyết định chọn nhà thầu, khi về hưu ông lại làm cho chính đơn vị ông đã ký quyết định thầu dự án.
Vi phạm hay không vi phạm?
Nếu nói về luật, hiện tại chưa có điều luật nào quy định chi tiết, cụ thể về những trường hợp như của cựu bộ trưởng Dũng, ngay đến Luật Đấu thầu (sửa đổi) dự kiến sẽ đưa ra kỳ họp QH tới vẫn không thấy đề cập sâu nội dung này. Vì vậy, xét trên góc độ pháp luật có thể việc làm của ông Dũng là không sai.
Tuy nhiên, vì luật của chúng ta đa số là luật khung, nên để đảm bảo công tác quản lý nhà nước được hiệu quả, Quốc hội đã giao cho Chính phủ ban hành các nghị định. Và chiếu theo điều này, một số chuyên gia cho hay trường hợp của cựu bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là làm sai với Nghị định 102 /2007 102/2007/NĐ-CP quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ. Trong đó, quy định 4 nhóm đối tượng khi về hưu không được phép tham gia hoạt động vào các tổ chức, đơn vị, công ty. Và trường hợp cựu bộ trưởng Dũng sau khi về hưu 8 tháng lại đầu quân cho chính doanh nghiệp mình ký quyết định chỉ định thầu khi còn đương chức là vi phạm NĐ này.
Một chuyên gia luật bình luận: “Có thể khi nhận lời tham gia vào bộ máy HĐQT của Công ty CP Đèo Cả là một sự vô tình của cá nhân cựu bộ trưởng Dũng. Vì theo suy nghĩ với năng lực chuyên môn khi về hưu tham gia dự án này để tư vấn nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án cũng như nâng cao chất lượng công trình, chả sao. Tuy nhiên, khi có tin chính ông hồi còn đương chức ký văn bản chị định công ty này làm hầm Đèo Cả rồi về hưu lại tham gia vào công ty, người dân có quyền đặt câu hỏi về cái gọi là bài toán lợi ích nhóm cũng thỏa đáng”. Theo ghi nhận của PV, bất kỳ một nghị định nào do các bộ soạn thảo trình Chính phủ để Thủ tướng ký ban hành đều phải đưa ra cuộc họp của Chính phủ với sự tham gia của các thành viên Chính phủ. Nghị định 102 do Bộ Nội vụ trình Chính phủ năm 2007 và năm đó Thủ tướng Chính phủ cũng ký ban hành NĐ này, khi đó với tư cách là bộ trưởng GT- VT chắc chắn ông Hồ Nghĩa Dũng phải biết. Câu hỏi đặt ra, tại sao biết khi về hưu ông vẫn tham gia?
Hiện Chính phủ đang gấp rút soạn thảo các văn bản pháp quy để hạn chế tối đa bài toán lợi ích nhóm hay xung đột lợi ích ví như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đấu thầu (sửa đổi) để Quốc hội cho ý kiến. Hy vọng, tới đây những lỗ hổng về bài toán lợi ích sẽ được bít kín, để không xảy ra những trường hợp như của cựu bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khiến dư luận dị nghị.
Tuệ Giang
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15