Hà Nội chính thức áp dụng bảng giá đất mới
Theo Nghị quyết về bảng giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội được HĐND TP. Hà Nội thông qua vào đầu tháng 12-2014, giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) có mức giá cao nhất là 162 triệu đồng/m² (bằng khung giá tối đa Chính phủ quy định), mức thấp nhất được áp dụng tại địa bàn phường Dương Nội, quận Hà Đông (3,96 triệu đồng/m²); Đất ở tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá cao nhất là 16,7 triệu đồng/m², thấp nhất là 1,26 triệu đồng/m².
Đất ở tại thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa là 22 triệu đồng/m²; tối thiểu là 1,3 triệu đồng/m². Tại các khu vực nông thôn, giá đất ở tại các xã giáp ranh với các quận cao nhất là 29 triệu đồng/m², thấp nhất là 2,05 triệu đồng/m². Giá đất ở ven các trục giao thông chính tại các huyện cao nhất là 13,2 triệu đồng/m², thấp nhất là 603 nghìn đồng/m²; đất ở tại các khu dân cư nông thôn còn lại có giá cao nhất là 2,65 triệu đồng/m², thấp nhất là 480 nghìn đồng/m².
Trong giai đoạn 2009-2014, bảng giá đất của TP. Hà Nội được xây dựng hàng năm theo đúng khung giá đất, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất do Chính phủ, Bộ TNMT, Bộ Tài chính quy định theo Luật đất đai 2003. Năm 2009, giá các loại đất trên địa bàn TP bằng mức giá tối đa của Chính phủ quy định. Từ năm 2010 đến nay, giá các loại đất trên địa bàn TP đã đạt và vượt khung giá tối đa của Chính phủ cho phép là 20%, song vẫn thấp hơn giá thị trường.
Bảng giá đất mới của Hà Nội được xây dựng trên cơ sở khung giá đất mới vừa được Chính phủ thông qua theo Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14-11-2014.
Việc áp dụng bảng giá đất mới là để giá đất của Nhà nước tiệm cận dần với giá thị trường, đồng thời tăng thu cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo lợi ích của người dân trong đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Hiện nay, giá nhà đất trên thị trường Hà Nội có nơi cao gấp nhiều lần so với bảng giá đất do Nhà nước quy định, dẫn đến Nhà nước thất thu ngân sách khi mua bán, chuyển nhượng, thu thuế sử dụng đất.
Bên cạnh đó, việc áp dụng bảng giá đất mới tại khu vực nội đô được cho là sẽ góp phần giãn dân ra khu vực ngoại thành, vì giá đất tăng sẽ tạo áp lực tài chính lên đền bù giải phóng mặt bằng đối với nhiều DN đầu tư, dẫn đến DN sẽ lựa chọn các địa điểm xa trung tâm để triển khai dự án thuận lợi hơn.
Theo Hoài Anh/HQ Online
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55