Giảm tải các cuộc thi phổ thông: Nói không với bệnh thành tích và luyện “gà nòi”

Thông tin Bộ GDĐT đã tinh giảm 50% số lượng các cuộc thi đối với học sinh phổ thông và từ năm học 2017 - 2018 sẽ tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh qua mạng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhiều học sinh, phụ huynh, giáo viên... bởi đây là một trong những cách giảm tải chuyện học hành, thi cử cho con trẻ và bệnh thành tích trong giáo dục.
giam tai cac cuoc thi pho thong noi khong voi benh thanh tich va luyen ga noi Từ năm nay, dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng
giam tai cac cuoc thi pho thong noi khong voi benh thanh tich va luyen ga noi

Số lượng cuộc thi giảm 50%

Mỗi dịp cuối năm học, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh bảng điểm, giấy khen tham dự các cuộc thi của học sinh được cha mẹ đăng tải. Hai mùa tuyển sinh trước đây, mỗi năm Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận được khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 nhưng có đến 1.000 hồ sơ đạt điểm 10 tuyệt đối cả hai môn Toán và Tiếng Việt trong suốt 5 năm tiểu học.

Việc có nhiều hồ sơ tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội đạt điểm 10 tuyệt đối đã khiến nhiều trường bối rối trong quá trình xét tuyển. Để khắc phục tình trạng trên, tiêu chí giải thưởng phụ là lựa chọn số 1 được các trường áp dụng. Vậy nhưng, thực tế lại đang nảy sinh hiện tượng “chạy mua” giải thưởng, luyện “gà nòi” để lấy giải thưởng.

Qua 2 năm xét tuyển tại Trường THPT Lương Thế Vinh, cứ 10 em thì có 3 em đạt giải thưởng các loại. Việc học sinh có quá nhiều giải thưởng đã khiến PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh - băn khoăn, liệu những hồ sơ được điểm 10 tuyệt đối và các giải thưởng văn nghệ, thể thao, thi qua mạng kia có thực chất?

PGS Văn Như Cương cho biết thêm, nhà trường không thể kiểm chứng hết chất lượng các giải này nhưng chính phụ huynh sau khi con học ở trường một thời gian cũng thừa nhận giải thưởng này là “xin” được”. Trường Lương Thế Vinh khi xét tuyển lớp 6 đã ghi nhận được một trường hợp phụ huynh khai gian hồ sơ của con, khi bị phát hiện, người này đã phải rút đơn đăng ký.

Trước việc có quá nhiều cuộc thi, cuối tháng 5.2017, Bộ GDĐT đã yêu cầu các địa phương tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông. Theo Bộ GDĐT, số lượng cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh hiện nay quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực. Không ít trong số đó tập trung kiểm tra kiến thức lý thuyết đơn thuần, hạn chế cơ hội để học sinh rèn luyện, trải nghiệm và phát triển kỹ năng năng lực. Nhiều cuộc thi không thiết thực, không nhận được sự đồng tình của xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.

Năm học mới sắp bắt đầu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành thông tin: Sau khi rà soát số lượng cuộc thi đã giảm mạnh. “Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây”, ông Thành cho biết.

Ông Thành cũng thông tin thêm, trong năm học 2017 - 2018, Bộ GDĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải toán, tiếng Anh trên mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.

Lợi bất cập hại

Là người trực tiếp gần gũi và tiếp xúc với học sinh, Th.S Vũ Hoàng Sơn - giáo viên Trường Tiểu học Bình Hoà (quận Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ, trong những năm học vừa qua, ngoài việc tiếp nhận kiến thức trên lớp, học sinh còn được tiếp nhận một lượng tri thức đáng kể theo kiểu “vừa học vừa chơi” thông qua các cuộc thi trên mạng Internet.

Không thể phủ nhận những ích lợi từ cuộc thi đem đến cho các em như: Rèn luyện sự cẩn thận, rèn cho trẻ bản lĩnh cùng sự bình tĩnh và tự tin khi tham gia các cuộc thi; trẻ được làm quen với tin học từ nhỏ vì các em phải biết tạo nick đăng ký, sử dụng bàn phím để trả lời câu hỏi...; trẻ được làm quan với nhiều dạng bài khác nhau, qua đó giúp trẻ tăng cường tư duy, trí tuệ cho các em. Ngoài ra, từ việc hướng dẫn học sinh còn giúp cho giáo viên được có cơ hội luyện tập thêm các dạng toán khác nhau.

Lợi là vậy, nhưng các cuộc thi trên mạng đã bộc lộ nhiều bất cập. Theo Th.S Vũ Hoàng Sơn, tham gia cuộc thi học sinh có nhiều cơ hội để gian dối, không trung thực. Điều này được thể hiện qua việc học sinh đã tạo ra nhiều nick ảo khác nhau để luyện tập cho thuần thục một vòng thi rồi mới đăng nhập vào nick chính thức dự thi để có tổng điểm cao với thời gian làm bài nhanh nhất.

Từ góc nhìn của mình, giáo viên này chỉ ra những ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ. Ngày nay, phần lớn thời gian trẻ ở trường với thời gian học 2 buổi, tối đến thì lại làm bài thi trên online... Thời gian nào để trẻ vui chơi? Đây là câu hỏi dành cho không chỉ giáo viên, nhà trường mà còn dành cho các bậc cha mẹ - ông Sơn đặt vấn đề.

Hơn nữa, các em muốn đạt số điểm cao, thời gian thi nhanh nhất thì phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính để làm bài. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là thị giác.

Nói về yếu tố tác động xấu đến học sinh, Th.S Vũ Hoàng Sơn chỉ ra rằng, đó chính là từ nhà trường, giáo viên, cha mẹ cùng chạy theo “thành tích”. Theo quy định của Bộ GDĐT, để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, giáo viên phải trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 1 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh. Như vậy, hiện nay, với cấp Tiểu học chỉ còn cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng là được tổ chức từ cấp quận, thành phố, quốc gia. Do đó, để đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” giáo viên phải nỗ lực lựa chọn và “luyện gà”. Chính vì lý do đó, ban giám hiệu một số trường còn tổ chức cả một đội tuyển, nhờ giáo viên “luyện thi” và trả thù lao cho giáo viên với mong muốn đem thành tích về cho đơn vị; đưa vào tiêu chí thi đua để xét khen thưởng giáo viên, vô hình trung đã để cho giáo viên “bắt ép” học sinh tham gia nhằm đem lại thành tích không chỉ cho cá nhân giáo viên mà còn cho ban giám hiệu của trường.

“Chạy theo thành tích là một căn bệnh, nhưng lỗi đâu chỉ tại giáo viên, nhà trường mà còn có sự “góp công” không nhỏ của phụ huynh. Các bậc cha mẹ cũng chạy theo thành tích không kém, cũng muốn con mình đạt các danh hiệu để khoe với hàng xóm, để tự hào với đồng nghiệp. Cuối cùng trẻ là người phải gánh chịu hậu quả từ cuộc đua thành tích của người lớn của những nhà làm giáo dục”, ông Sơn nhận xét.

Cần thêm nghiên cứu song hành về đánh giá kết quả học tập

Hoan nghênh chủ trương này, TS Vũ Thu Hương (giảng viên Khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Thực tế, có những giải thi qua mạng, bố mẹ đã lập cho trẻ hàng chục tài khoản để trẻ luyện. Cứ làm như thế, dần dần đứa trẻ thuộc hết các câu trả lời và nó sẽ thành cái máy. Các giải này hoàn toàn bị biến tướng và không còn giá trị giáo dục nữa. Đáng sợ hơn nữa, có những đứa trẻ không hề tham gia cuộc thi và không có khả năng môn đó nhưng vẫn có giải. Có trường hợp đứa trẻ không biết bơi vẫn có giải bơi lội. Chính vì thế, quyết định này của Bộ GDĐT là một quyết định tuyệt vời.

“Trong bối cảnh nhà nhà ganh đua, trẻ già luyện giải thì dừng các cuộc thi lại là hợp lý. Khi nào giải quyết xong bệnh thành tích của phụ huynh và giáo viên thì mở lại cũng chưa muộn. Câu hỏi đặt ra là: Bộ GDĐT làm cách nào để giải quyết bệnh thành tích lại đây?” - TS Vũ Thu Hương đặt câu hỏi.

Bày tỏ quan điểm, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay: Song song với việc siết chặt tổ chức các cuộc thi, Bộ GDĐT cần nghiên cứu lại cách theo dõi và đánh giá chất lượng học sinh hiện nay bởi kết quả nhiều nơi chưa thực sự đảm bảo khoa học, còn đánh giá chạy theo bệnh thành tích. GS Dong cho rằng, Bộ GDĐT cần bắt tay ngay vào những nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ, nghiêm túc và khách quan về cách cho điểm để không có những bảng điểm 10 tuyệt đối mà năng lực học sinh không thực chất. Ngoài ra, các cuộc thi còn lại cũng cần siết chặt lại quy chế, tránh các hiện tượng tiêu cực làm giảm tính giáo dục của cuộc thi.

Theo Huyên Nguyễn/laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động