Facebook của Bộ trưởng Bộ Y tế thu hút độc giả
Fanpage do Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp quản lý và điều hành, cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực y tế và tiếp nhận những phản ánh của quần chúng nhân dân. Một số trang khác được lập ra lấy danh nghĩa và hình ảnh Bộ trưởng Tiến được cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế khẳng định là giả mạo.
Dù mới công khai ngày 28/2, nhưng đến 10 giờ sáng 3/3, Facebook của Bộ trưởng đã nhận được 95.000 lượt "like". Được biết, Bộ trưởng Tiến là bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ đương nhiệm công khai địa chỉ facebook chính thức.
Ngay sau khi thông tin về Facebook chính thức của Bộ trưởng Tiến được công bố, nhiều người dân thể hiện sự ủng hộ. Tranh thủ kênh thông tin này, có bệnh nhân phản ánh tình trạng vệ sinh rất kém tại khoa Thận - Cơ xương khớp, Bệnh viện trung ương Huế nhưng vẫn dành lời khen cho đội ngũ bác sĩ rất nhiệt tình.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bày tỏ lo ngại Bộ trưởng Bộ Y tế quá bận rộn, sẽ không đủ thời gian để trả lời những thắc mắc của người dân trên Facebook, hay thậm chí thẳng thắn nhận xét rằng thông tin trên fanpage hơi đơn điệu, chủ yếu dẫn link từ các báo chứ không cung cấp các thông tin, quan điểm về những vấn đề được dư luận quan tâm.
Liên quan đến vấn đề này TS Hà Anh Đức - Phó chánh Văn phòng Bộ Y tế, Thư ký Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Fanpage của bộ trưởng có mục tiêu chủ yếu là đưa ra các hoạt động của ngành, đầu tiên là cung cấp thông tin đến với công luận, sau khi nhận được những phản hồi, góp ý từ phía người dân, Bộ trưởng sẽ xem xét và có những biện pháp xử lý thích hợp.
Ví dụ như có những người phàn nàn về thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ y tế, việc đóng tiền hay thủ tục khám bảo hiểm… Trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ liên hệ với các chính sách hiện tại để có những nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Có những vấn đề người dân kiến nghị có thể trả lời trực tiếp trên Fanpage, tuy nhiên, có những việc cần phải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ để nghiên cứu".
Theo TS Hà Anh Đức, vì bản chất Facebook là một kênh để đưa các thông tin đến với dư luận, nên ngành y tế không thể ngồi viết mà phải lấy thông tin từ các báo chính thống, qua đó nhận được những phản hồi của cộng đồng sử dụng.
Facebook chỉ là một trong rất nhiều kênh để ngành y tế tiếp nhận phản hồi. Có rất nhiều người Việt không có máy tính, smartphone để dùng Facebook. Tuy nhiên, đường dây nóng của ngành y tế tiếp cận 1.400 bệnh viện và công bố rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và thực tế, kênh này đã tiếp nhận được rất nhiều phản hồi của người dân phản ánh những vấn đề chưa hợp lý mà chính họ mắt thấy tai nghe trong quá trình khám chữa bệnh.
Theo Khám phá
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36