Đình chỉ thi công trùng tu 'dởm' chùa Trăm Gian
Trước đó, ngày 24/8, Cục Di sản văn hóa và Thanh tra Bộ VH-TT-DL đã đến Di tích chùa Trăm gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội và kết luận việc tiến hành tu sửa chùa Trăm gian đã vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Theo Bộ VH-TT-DL, tại thời điểm kiểm tra, công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và được xây dựng mới. Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã bị nhà chùa loại bỏ, để chất đống phía sau chùa và không được bảo quản tốt;
Bậc cấp lên sân tiền đường được làm mới hoàn toàn bằng đá xanh, các cấp bậc đá cũ còn khả năng sử dụng được nhà chùa để ngổn ngang trong khu vực sân chùa.
Sư trụ trì chùa Trăm gian đã nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công tu bổ nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền, đồng thời đơn vị thi công do nhà chùa thuê đều là thợ địa phương không có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Di tich ngàn năm tuổi đã bị đập bỏ để dựng thành công trình… một ngày tuổi. |
Theo ông Trần Thành, Phó Trưởng Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa, trong số các hạng mục của Di tích chùa Trăm gian, hai hạng mục quan trọng nhất là Tam Bảo (Thượng điện) và hệ thống tượng trong chùa hiện vẫn còn nguyên trạng, chưa bị ảnh hưởng bởi các vi phạm trong quá trình tu bổ di tích.
Tuy nhiên, với những vi phạm xảy ra tại Di tích chùa Trăm gian như trên, Bộ VH-TT-DL đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng đình chỉ thi công tại Di tích chùa Trăm gian và có biện pháp xử lý sai phạm; Bảo vệ toàn bộ kết cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của nhà Tổ, gác cũ và đá bậc cấp cũ trước sân tiền đường. Đồng thời nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình…
Được biết, trước đó, sau khi nhận được công văn đề nghị của Sở VH-TT-DL TP Hà Nội ngày 15/3/2010 về Thoả thuận thiết kế bản vẽ thi công tu bổ tôn tạo Di tích chùa Trăm gian, bao gồm các hạng mục: tu bổ Thiêu hương, Thượng điện, nhà Tổ, nhà để trống – khánh, Cục Di sản văn hóa đã có công văn số 425/DSVH-DT đề nghị Sở VH-TT-DL TP Hà Nội lưu ý một số điểm. Trong đó nhấn mạnh cần tổ chức đánh giá tình trạng kỹ thuật, phân loại cấu kiện kiến trúc ngay sau khi hạ giải công trình để xác định giải pháp tu bổ cụ thể trên nguyên tắc giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích và các cấu kiện kiến trúc gỗ, chân tảng còn khả năng sử dụng. Đồng thời, có phương án bảo tồn và lưu giữ những cấu kiện không còn khả năng sử dụng nhưng có giá trị chỉ định niên đại và trang trí nghệ thuật. Cục Di sản văn hóa sẽ tham gia quá trình lựa chọn, phân loại các cấu kiện kiến trúc nêu trên.
Cũng trong công văn nói trên, Cục Di sản văn hóa đã đề nghị Sở VH-TT-DL TP Hà Nội bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, sau đó gửi tới Cục Di sản văn hóa một bộ hồ sơ đã được chỉnh sửa bổ sung trước khi phê duyệt theo thẩm quyền. Đồng thời công bố công khai dự án đã được phê duyệt để chính quyền và nhân dân địa phương được biết trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, ông Trần Thành cho biết, kể từ sau khi có công văn này cho đến khi chùa Trăm gian được tiến hành tu bổ, Cục Di sản văn hóa chưa nhận bộ hồ sơ đã được chỉnh sửa bổ sung theo yêu cầu của Cục tại văn bản số 425/DSVH-DT.
Còn theo thông tin từ Văn phòng UBND TP Hà Nội, hiện UBND TP đã yêu cầu Sở VH-TT-DL TP Hà Nội báo cáo về vụ việc vi phạm tại Di tích chùa Trăm gian.
Chùa Trăm gian là di tích lịch sử quốc gia còn có tên gọi khác là Chùa Quảng Nghiêm và chùa Tiên Lữ. Chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10 (1185). Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê, tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Chùa Trăm gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian. Ở sân chùa có gác chuông hai tầng, tám mái được dựng vào năm Quý Dậu (1693), niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền thăm quan hàng năm. |
Nguồn Chinhphu.vn
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44