Điện, xăng tăng giá: Doanh nghiệp lo ứng phó

Việc giá xăng, điện cùng tăng trong một thời điểm đang gây lo ngại về sự leo thang của giá cả, doanh nghiệp không còn cơ hội cơ cấu lại giá thành, trong khi đó, điện vẫn là ngành độc quyền nên tính minh bạch về giá còn nhiều bàn cãi.

Khi điện vẫn độc quyền

Tại buổi tọa đàm trực tuyến xoay quanh vấn đề tăng giá điện, giá xăng do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, cho rằng, việc giá điện và xăng tăng khá sát nhau trong tháng 3, có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Việc điều chỉnh 2 mặt hàng này  Nhà nước cũng đã tính toán đến những tác động tới thị trường, nhất là chỉ số CPI trong tháng 3 và 4.  Theo ông Tuấn,  nếu giá điện tăng từ 7-10%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xin ý kiến Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Nếu giá điện tăng trên 10%, việc điều chỉnh giá sẽ do Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính thẩm định, trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên trong lần điều chỉnh này, Chính phủ chỉ phê duyệt tăng 7,5% là phương án tăng thấp nhất trong các kịch bản đưa ra và phù hợp với mặt bằng thị trường, bởi lần điều chỉnh tăng giá điện gần nhất từ 1/8/2013 đến nay, các thông số đầu vào theo báo cáo của EVN đã thay đổi 12,8% và đã được công khai.

Đồng tình với việc tăng giá xăng dầu vì giá xăng dầu đang hội nhập với giá thế giới do có tới 70% số lượng xăng dầu phải nhập khẩu nhưng chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại không đồng tình với mức tăng giá điện lần này. Theo ông Long, giá điện chưa hoàn toàn theo giá thị trường do ngành điện vẫn là ngành độc quyền. Giá điện tăng bình quân 7,5% là biên độ lớn so với những lần điều chỉnh gần đây. Mức tăng cao khiến người tiêu dùng bức xúc. Không phải người dân chưa chia sẻ khó khăn với ngành điện, mà do EVN hoạt động chưa minh bạch, chưa hiệu quả. Những yếu kém này lại đổ lên người tiêu dùng nên họ chưa đồng thuận. Để có được sự đồng thuận của người tiêu dùng, EVN phải minh bạch, rõ ràng hơn trong chi phí và tính toán giá thành, giá điện.

“Muốn tính toán chính xác giá thành điện của EVN cần phải có một cuộc “đại phẫu thuật” về giá điện. Cần có những chuyên gia tư vấn độc lập về giá điện chứ không phải chỉ dựa trên tính toán của EVN. Người dân chưa thể đồng thuận về giá điện khi còn nghe những thông tin về ngành này làm ăn kém hiệu quả, năng suất thấp. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm định là Bộ Công Thương thường đứng về phía doanh nghiệp, ít khi đứng về phía người tiêu dùng. Vậy nên khi xem xét giá,  cơ quan quản lý nhà nước nên công tâm, khách quan.” - ông Long nhấn mạnh.

Doanh nghiệp tìm giải pháp

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu, mà là cách thức EVN cũng như Bộ Công thương thuyết phục để tăng giá điện.Người tiêu dùng sẽ chấp nhận chi thêm tiền cho việc dùng điện nhưng EVN phải minh bạch được lý do vì sao tăng giá.

Cái khó, cái khổ của người dân khi hai mặt hàng chủ lực của nền kinh tế tăng giá là điều thấy rõ. Sẽ khó tránh khỏi sự leo thang của giá cả bởi chi phí đầu vào tăng, mặc dù cơ quan chức năng đã và đang có những biện pháp ngăn chặn  không cho điều chỉnh giá tăng theo giá điện, xăng dầu hoặc tăng giá bất hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thừa nhận, việc tăng giá xăng và điện ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất, bởi vốn dĩ họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, bây giờ lại phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng mạnh.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa kịp cơ cấu lại giá thành sản phẩm sau những đợt giảm giá xăng và hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước thì đã phải lên kế hoạch ứng phó với tăng giá điện, tăng giá xăng dầu nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, hạn chế thấp nhất tác động đến chi phí giá thành sản xuất. Như Công ty cổ phần Sơn Hà, hiện doanh nghiệp này đang phải tìm giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Buộc phải tính đến đầu tư công nghệ mới sử dụng năng lượng ít hơn, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, năng lượng. Đồng thời,  sắp xếp khung giờ sản xuất hợp lý hơn.

Hay như Công ty CP may Đáp Cầu cũng vậy. Theo ông Nguyễn Đức Thăng, Giám đốc điều hành: “So với năm ngoái giá xuất khẩu giảm từ 10-20%, số lượng đơn hàng lại ít hơn. Trong khi tăng giá điện, xăng dầu làm tăng 10-15% chi phí sản xuất. Khi điện, xăng tăng cũng kéo theo nhiều chi phí khác cũng tăng theo, các nhà cung cấp bao bì, phụ liệu, vật tư… mỗi thứ sẽ nhích lên. Trước tình hình này, phải tiết kiệm hết mức chi phí, cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp lại nhân sự; Đào tạo nhân lực nâng cao tay nghề nâng cao năng suất lao động. Phát triển thêm hàng FOB, ODM để sản phẩm có giá trị cao hơn so với hàng gia công trước đây”.

Đành rằng, việc tăng giá theo lộ trình (giá điện), phù hợp với  tình hình giá thế giới (xăng dầu) thế nhưng  vẫn còn lấn cấn trong tính minh bạch của giá thành, cộng với việc cùng lúc tăng cả hai mặt hàng thiết yếu của đời sống và sản xuất, kinh doanh , nhất là tăng giá điện  7,5% là mức tăng quá cao, khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp và người dân hoang mang là có cơ sở.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

(LĐTĐ) Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, dự thảo Luật Đường bộ quy định Thanh tra đường bộ không thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường, chỉ xử lý trách nhiệm thông qua các điểm giao thông “tĩnh”, qua cơ sở dữ liệu.
Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy  giá trị di sản  văn hóa

Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 20/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Nỗ lực đảm bảo nhu cầu nước sạch mùa hè

Nỗ lực đảm bảo nhu cầu nước sạch mùa hè

(LĐTĐ) Nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao, tình trạng này gây ra hiện tượng quá tải, thiếu nước cục bộ. Để chủ động ứng phó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp và phân phối thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng nước của người dân.
Nơi thắp sáng những giấc mơ hạnh phúc

Nơi thắp sáng những giấc mơ hạnh phúc

(LĐTĐ) Sau nhiều năm kết hôn chưa có con, nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tưởng chừng hết hy vọng. Nhưng nhờ khoa học phát triển, cùng với sự hỗ trợ sinh sản, nhiều gia đình hiếm muộn đã “chạm” tới hạnh phúc thiêng liêng, hiện thực hóa được giấc mơ làm cha, làm mẹ.
Tạm giữ hình sự 3 đối tượng trong vụ ẩu đả tại công ty bất động sản ở phường La Khê

Tạm giữ hình sự 3 đối tượng trong vụ ẩu đả tại công ty bất động sản ở phường La Khê

(LĐTĐ) Ngày 21/5, cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông cho biết, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý gây thương tích xảy ra tại trụ sở Công ty Cổ phần quản lý bất động sản THT (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ lắng nghe, chỉ đạo giải quyết các đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ lắng nghe, chỉ đạo giải quyết các đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 23/5 tới đây, đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô.

Tin khác

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

(LĐTĐ) Bất chấp mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý, giá vàng trong nước vẫn kéo xa khoảng cách với giá vàng thế giới, “một mình thẳng tiến”. Sau 7 phiên đấu giá, bao hy vọng giá vàng sẽ giảm, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xác định rõ “vị trí” của vàng để đưa ra giải pháp chính xác và hiệu quả.
Phải kéo giảm giá vàng

Phải kéo giảm giá vàng

(LĐTĐ) Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. Loại vàng miếng đấu thầu là vàng SJC, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất, hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

(LĐTĐ) Trong tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương ước tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động