Đi chợ Viềng: "bán rủi, mua may”
Lỡ phiên chợ Viềng là bỏ lỡ nhiều may mắn trong năm, vì vậy, từ ngày hôm trước, nhân dân trong vùng cũng như du khách đã nườm nượp đổ về chợ Viềng. Chợ họp kéo dài ra cả hai bên đường tới vài km, khiến lực lượng công an và thanh tra giao thông khá vất vả trong công tác phân luồng đảm bảo an toàn giao thông.
Chứng kiến phiên chợ, chúng tôi thấy, cây xanh được bày bán chủ yếu cùng với các dụng cụ nhà nông như cuốc xẻng, dao, rựa, xong nồi, bát, đĩa đồ đồng và nhiều đồ trang trí của Trung Quốc...
Theo sử sách, chợ Viềng Phủ có ý nghĩa như chợ dưới âm phủ. Vì thế du khách thường đi chợ Viềng kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ trong khu vực như Đền Trần, Phủ Dày ,Bái Đính Khu di tích Lam Kinh...
Chợ Viềng không chỉ đơn thuần là một chợ kinh tế mà còn một hội chợ tâm linh - chợ văn hóa. Người mua chẳng cần mua rẻ, người bán cũng chẳng cần bán đắt.
Người ta quan niệm chỉ cần mua được một vật dụng gì đó là cả năm tới sẽ làm ăn may mắn, phúc lộc dồi dào. Đặc biệt, trong hội chợ này dường như có mặt tất cả các sản vật của đa phương cũng như sản phẩm của các vùng lân cận. Các mặt hàng được bày bán la liệt với đủ mọi chủng loại: từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, khoai sắn đến các vật dụng sinh hoạt như ấm chén, rổ rá, từ các đồ thờ cúng, các trang phục sinh hoạt tín ngưỡng đến các đồ trang trí, trang sức mỹ nghệ.
Như một thói quen cố hữu, khách đi chợ Viềng giờ đây vẫn mong ngóng mang về những cành lộc xanh tươi đầu năm mới. Xua đi điều không may mắn trong năm qua, rước về nhà niềm hạnh phúc và an bình trong năm mới, ước nguyện nghìn đời ấy vẫn bùng cháy, và chợ Viềng vẫn chào đón khách hành hương mỗi dịp xuân về.
Chính vì thế mà, sau Tết, dù có nơi chưa khai hội vậy, nhưng từ ngày mồng 2 Tết du khách đã đổ về đây rất đông. Trước khi đến với chợ Viềng, khách thập phương thường đến chùa Bái Đính, nơi cúng bái lớn nhất được đặt trên đỉnh núi cao nhất của tỉnh Ninh Bình hay vãn cảnh Tràng An, rồi Đền Trần, nơi thờ tự của 14 vị vua đời Trần. Trước đó là Phủ dầy ngay sát chợ Viềng, thờ công chúa Liễu Hạnh còn gọi là Phủ Tiên Hương.
Ngày Xuân, đi hội, vãn cảnh chùa, công đức giọt dầu trùng tu, tu sửa các di tích, ai cũng mong một năm mới có sức khỏe, bình an, may mắn để luôn thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Truyền thống này đã được duy trì từ nhiều đời, nhiều thế hệ, trở thành một nét đẹp văn hóa của những người con đất Việt.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi được tại phiên chợ Viềng cũng như các điểm di tích Đền Trần, Phủ Dày, Bái Đính, Khu di tích Lam Kinh trong 2 ngày 26-27/2/2015.
59421
59456
59455
59454
59422
59427
59445
59423
59429
59430
59436
59438
59446
59439
59442
59448
Thu Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50