Cuộc đua giao - nhận hàng: Chiếm thị phần không dễ
Làm chủ chi tiêu nhờ công nghệ | |
Chắp cánh cho hàng Việt bay ra thị trường thế giới | |
Đàn ông Việt mua sắm online ngày càng nhiều |
Bùng nổ cuộc chạy đua giao nhận hàng
Sau thời điểm một loạt thương hiệu giao nhận hàng hóa nhanh như VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm… chiếm lĩnh thị trường giao nhận hàng hóa ở Việt Nam. Mới đây, nhiều doanh nghiệp mới đã “tấn công” vào thị trường giao nhận hàng đầy tiềm năng này và thành công lớn nhất có thể kể đến đó là hãng Grab.
Doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh về công nghệ, nhân lực trong cuộc đua giao nhận hàng hóa. |
Bên cạnh mô hình kinh tế chia sẻ GrabCar và GrabBike, mới đây hãng này cũng nhanh chóng mở rộng dịch vụ sang GrabFood, GrabExpress hay GrabKitchen. Thành công của Grab đã tạo cú hích cho các hãng gọi xe công nghệ khác nhắm đến việc mở rộng dịch vụ giao thức ăn, hàng hóa.
Trong khi đó, ở phân khúc giao nhận hàng hóa, sau khi Lazada E-Logistics công bố sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để cung cấp các dịch vụ giao nhận không chỉ cho công ty mẹ mà còn cho nhiều công ty khác, đã khiến nhiều doanh nghiệp lớn “nóng lòng” vào cuộc.
Bởi thế, ngay lập tức một loạt các thương hiệu lớn Shopee, GoViet, Tiki…cũng dắt tay nhau nhảy vào phân khúc giao hàng này. Đặc biệt "ông lớn" trong ngành logistics là Công ty chuyển phát nhanh DHL ngay lập tức đã ra mắt Công ty DHL eCommerce Việt Nam, với cam kết giao hàng chỉ 1 - 2 ngày, kèm theo dịch vụ thu tiền hộ…
Số liệu thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, nếu như năm 2016, Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index – chỉ số đánh giá kết quả hoạt động logistics) là 2,98, xếp hạng 64/160 quốc gia được đánh giá và xếp thứ 5 trong khối ASEAN, thì năm 2018 chỉ số này tăng 25 bậc.
Với sự tăng trưởng như vậy, theo các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô thị trường logistics Việt Nam sẽ còn tăng nhanh hơn nữa cùng với sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics.
Từ những con số trên có thể thấy, bức tranh tương lai của thương mại điện tử Việt Nam là rất tiềm năng, nhưng để có thể phát triển được lại là một thách thức lớn, bởi hệ thống hỗ trợ vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho các giao dịch trực tuyến còn yếu kém, chưa đồng bộ.
Có thể nói, dù đã có sự tiến bộ về chỉ số LPI, dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều "nút thắt cổ chai", cản bước thương mại điện tử phát triển. Do đó, để thương mại điện tử có mức đóng góp ngày càng tăng cho nền kinh tế, không thể thiếu được vai trò của chuỗi cung ứng và logistics trong thương mại điện tử.
Chia sẻ tại cuộc hội thảo mới đề về vấn đề logistics, TS. Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước còn khá non trẻ, chỉ chiếm thị phần nhỏ. Trong khi đó, năng lực của các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân tán, thiếu kết nối nên chưa thuyết phục được chủ hàng tăng thuê ngoài dịch vụ logistics.
Ngoài ra, điểm yếu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước là chi phí dịch vụ còn chưa có tính cạnh tranh tốt, chất lượng một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ doanh nghiệp giao nhận hàng hóa như hiện nay.
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng
Trong bối cảnh cuộc chạy đua giao nhận hàng hóa trở nên bùng nổ, việc ứng dụng công nghệ vào hệ thống logistics không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý, mà còn góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc ứng dụng này sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh vượt bậc so với các đối thủ cùng ngành. Bởi thế, việc phát triển dịch vụ logistics thực sự trở thành vấn đề then chốt trong cuộc chạy đua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.
Cùng với việc bùng nổ dịch vụ giao nhận hàng hóa, cuộc cạnh tranh giao nhận hàng hóa nhanh hay chậm trên thị trường ngày càng trở nên khắc nghiệt, khi "người khổng lồ" Công ty DHL eCommerce Việt Nam cam kết giao hàng trong ngày, Lazada mở dịch vụ hỏa tốc, Tiki với "tuyên ngôn" giao hàng trong vòng 2 giờ…
Tuy nhiên, để chiếm ưu thế, buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về tốc độ giao hàng và thời gian; giải quyết vấn đề này, việc phối hợp và lựa chọn đối tác đóng vai trò rất quan trọng.
Đánh giá Giao Hàng Nhanh là đối tác tin cậy và lớn, có dịch vụ với chất lượng ổn định, đảm bảo yêu cầu về tốc độ giao hàng và thời gian, Tiki đã chọn Giao Hàng Nhanh là một trong những đơn vị vận chuyển cho mình bởi theo sàn thương mại điện tử này, chính công nghệ đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Giao Hàng Nhanh.
Cũng cùng thời điểm, Công ty Cổ phần Công nghiệp BW (BW Industrial), đơn vị có quỹ đất công nghiệp lên đến 230 ha tại Việt Nam, công bố hợp tác chiến lược cùng lúc với Shopee và Công ty TNHH BEST logistics Việt Nam… Sự rốt ráo của cả Giao Hàng Nhanh, BEST và Shopee trong việc tìm kiếm và nâng cấp kho hàng cho thấy cuộc cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Có thể nói, bên cạnh cuộc chạy đua về giá, thời gian thì cuộc chiến hậu cần về kho bãi, giao nhận cũng trở nên quyết liệt hơn khi tất cả các sàn đều muốn gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Bởi thực tế, kho hậu cần hiện đại sẽ giúp các công ty thương mại điện tử giải quyết bài toán về thời gian giao hàng…
Cùng với đó, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để công ty giao nhận hàng hóa tạo được lợi thế cạnh tranh, ngoài việc đầu tư về công nghệ, kho bãi, dịch vụ thì việc đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi thực tế, khi đào tạo được đội ngũ giao nhận chuyên nghiệp, xuất sắc sẽ tạo ra được dịch vụ khác biệt.
Đánh giá về vai trò đào tạo nguồn nhân lực trong cuộc chạy đua giao nhận hàng hóa, tại thời điểm ra mắt dịch vụ GrabFood, đại diện Grab Việt Nam cho rằng, trong giao nhận, phần thắng sẽ thuộc về những doanh nghiệp đầu tư chuyên nghiệp và giá cả cạnh tranh. Trong đó, đầu tư về con người, hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng sẽ có vai trò quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05