Còn nhiều khoảng trống về chính sách đối với lao động nữ di cư
Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho lao động nữ di cư | |
Đẩy mạnh an sinh xã hội cho lao động nữ di cư | |
Lao động nhập cư cần được tiếp cận các chính sách an sinh |
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư tại Việt Nam do Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Theo báo cáo nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” do Cục Bảo trợ Xã hội cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện vào tháng 11/2018 cho biết, có 34,3% nữ lao động di cư gặp khó khăn về việc làm, 42,6% gặp khó khăn về chỗ ở và 97,9% lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội.
Quang cảnh hội thảo |
Ngoài phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình làm việc và sinh sống tại nơi đến, lao động nữ di cư là nhóm dân số chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương trong xã hội. Mạng lưới an sinh xã hội từ trước đến nay chưa bao phủ nhiều đến họ, đặc biệt là nhóm đang làm ở khu vực kinh tế phi chính thức.
Do hiểu biết hạn chế về quyền an sinh xã hội của mình nên nhiều lao động nữ di cư cũng không biết cách làm thế nào để tiếp cận các quyền an sinh xã hội hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp cận các quyền đó tại nơi đến. Khó khăn lớn nhất mà người di cư gặp phải ở nơi đến là chỗ ở. Họ cũng bất lợi hơn lao động địa phương khi chịu phí sinh hoạt (điện, nước) cao hơn do chủ nàh trọ áp dụng giá điện, nước kinh doanh đối với người thuê.
Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhận định, thông qua báo cáo tại hội thảo có thể thấy có rất nhiều khoảng trống về chính sách đối với nhóm lao động nữ này. “Trong thời gian tới, chúng tôi phải nghiên cứu, đề xuất những chính sách thực sự phù hợp với nữ lao động di cư Việt Nam để trình Chính phủ, từ đó, giúp cải thiện điều kiện việc làm, điều kiện sống cũng như chế độ phúc lợi xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế này”, bà Hà nhấn mạnh.
Theo ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý AFV cho biết: Do đặc thù của người phụ nữ, khi di cư lao động họ thường đi cùng con cái, gia đình nên tiếp cận quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư càng trở nên quan trọng.
Lao động nữ di cư còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Ảnh minh họa. Nguồn Hanoimoi |
Thông qua Hội thảo, ban tổ chức hy vọng phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách và chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tình trạng đời sống và vấn đề phúc lợi xã hội của nhóm lao động nữ di cư cả chính thúc và phi chính thức, từ đó, nhằm đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện chính sách cũng như phân bổ ngân sách một cách hợp lý hơn. Đồng thời qua đó, nữ lao động di cư cũng tự nhận thức, nâng cao hiểu biết về quyền của mình để có thể chủ động tiếp cận và thực thi những quyền đấy.
Báo cáo nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” cũng đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để đảm bảo quyền an sinh xã hội cho lao động nữ di cư như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền an sinh xã hội, ý thức chủ động trong tìm hiểu thông tin của người lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng; Tiếp tục phát huy vai trò của các bên liên quan trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong tiếp cận các dịch vụ xã hội bình đẳng, đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương nơi có nhiều lao động nữ di cư đến sinh sống và làm việc cũng như tăng cường công tác thống kê về người lao động di cư để có dữ liệu nhận diện và quản lý người lao động di cư.
Nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” là một phần của Dự án "Thúc đẩy quyền xã hội toàn cầu cho lao động nữ di cư tại Việt Nam" với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung châu Á - Thái Bình Dương (RLS) và tổ chức ActionAid Việt Nam. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cụ Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ AFV nhằm đánh giá thực trạng lao động nữ di cư đang tiếp cận tới hệ thống ASXH của Nhà nước, để từ đó tìm ra những khoảng trống trong chính sách và thực hiện nhằm hỗ trợ lao động nữ di cư tiếp cận quyền này được tốt hơn trong thời gian tới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30