Chuyển mình nơi đất khó

Tôi lên Cao Bằng đã mấy lần, vậy mà mỗi dịp ghé thăm lại một lần ngạc nhiên về sự đổi khác của vùng đất này. Lần này cũng vậy, tôi tò mò ngược các cung đường quanh co mong có thể tận tai nghe được những câu chuyện lạ kỳ bên chân đèo Mã Phục, thấy được người con dân tộc Tày, Nùng cần cù chinh phục đất cằn thành một dải trù phú...
chuyen minh noi dat kho Những bước "chuyển mình" tích cực
chuyen minh noi dat kho Đô thị Hà Nội: Bước chuyển mình mạnh mẽ
chuyen minh noi dat kho “Ngất ngây” bước đi trên những con đường đẹp nhất thế giới

Huyền tích lạ về đèo Mã Phục

Vượt quãng đường gần 40km qua đèo Mã Phục, trong tiết trời se lạnh, xe chúng tôi leo lên đèo. Đường dốc quanh co, ngoằn nghèo, một bên là núi một bên là vực sâu thăm thẳm, sương mù trắng xóa bao phủ làm con đèo tựa như dải lụa mỏng bồng bềnh trôi trong mây.

Nghe nói, đèo Mã Phục dài 3,5 km, cao khoảng 700m so với mực nước biển. Đèo quanh co, uốn lượn. Từ chân đèo lên đến đỉnh tính ra có đến 7 tầng dốc gấp khúc. Người trong vùng thường bảo, không một con đèo nào lại đặc biệt như đèo Mã Phục. Ngoài địa thế là thông lộ độc đạo, cửa ngõ đi các huyện phía đông của Cao Bằng (gồm Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hạ Lang, Trà Lĩnh - PV) thì nơi đây lại càng “lạ” hơn bởi câu chuyện gắn với thủ lĩnh Nùng Chí Cao.

chuyen minh noi dat kho
Một góc đèo Mã Phục. Ảnh: Nông Lưu Vĩnh

Tích xưa kể lại rằng, giữa thế kỷ 11 có chàng trai người Tày tên là Nùng Chí Cao, con của một thủ lĩnh địa phương vốn rất tài giỏi. Khi giặc phương Bắc kéo xuống xâm lược bờ cõi, Nùng Chí Cao đã lãnh đạo nhân dân đứng lên dẹp giặc cứu nước, trả lại sự bình yên cho nhân dân vùng biên Đông Bắc.

Khi bờ cõi được yên ổn, Nùng Chí Cao trong lần cưỡi ngựa đi tuần tra biên giới phía Bắc trở về đã băng qua một thung lũng rộng lớn. Khi Cao đến giữa thung lũng thì ở phía những đỉnh núi lại xuất hiện tiên vẫy gọi, nhưng chàng không vì thế mà dừng ngựa.

Về đến địa phận thuộc xã Quốc Toản ngày nay thì Nùng Chí Cao gặp con đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt. Chiến mã của Cao không thể đi tiếp được nữa liền khụy xuống. Cái tên đèo Mã Phục (ngựa quỳ) có từ đó. Riêng thung lũng nơi có tiên vẫy gọi Nùng Chí Cao được dân đặt tên là Lũng Riệc (nghĩa là thung lũng vẫy gọi), còn vùng dưới chân đèo Mã Phục được gọi là Lũng Rặp (thung lũng đón tiếp người anh hùng trở về).

chuyen minh noi dat kho
Bằng sự cần cù của mình, những người con dân tộc Tày, Nùng đang từng ngày biến những dải đất Cao Bằng thành nơi trù phú. Ảnh: Nông Lưu Vĩnh

Không rõ câu chuyện về Nùng Chí Cao mà người dân thường kể đúng bao nhiêu phần, duy có điều chắc chắn rằng, nay khu vực này đã trở nên sầm uất hơn hẳn 5 năm trước. Đỉnh đèo trở thành nơi họp chợ, trung tâm buôn bán sầm uất của cả khu vực. Chợ thường họp vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28.

Nhắc chuyện này, một người dân trong vùng bảo, tuy chợ không được khang trang như những nơi khác nhưng hễ đến phiên, khách du lịch ngoài việc ghé thăm để đáp ứng thú mua thổ sản làm quà còn được nghe tường tận về Nùng Chí Cao, về huyền tích quanh đèo Mã Phục bên chén rượu ngô đãi khách thơm nồng.

Phát triển nghề truyền thống

Có một chuyện “lạ” không giống với những vùng miền khác mà người viết ghi nhận được ở Quảng Uyên là, hầu hết các làng nghề thủ công truyền thống đều tập trung theo từng nhóm dân tộc.

Chẳng hạn, làng nghề rèn sắt, đúc gang, trồng bông dệt vải thì ở Phúc Sen; làm ngói máng, đan lát mây tre ở Canh Man (Chí Thảo), Lũng Rì, Lũng Cát (Tự Do); đan nón lá ở Lạc Diễn (Hồng Định), Bản Phảng (Tự Do); nghề làm giấy dó tại Lũng Rì, Lũng Ỏ (Tự Do); làm hương tại Phja Thắp (Quốc Dân). Và mỗi sản phẩm ở những nơi đó lại thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo riêng của mỗi dân tộc.

chuyen minh noi dat kho
Phơi hương tại làng nghề Phja Thắp. Ảnh: Đinh Luyện

Minh chứng dễ thấy nhất là làng làm hương Phja Thắp của người Nùng an ở xã Quốc Dân. Ở Phja Thắp tất thảy chỉ vỏn vẹn 51 hộ dân nhưng các nhà đều tham gia vào các khâu đoạn làm hương. Thời điểm này, người dân Phja Thắp đang hối hả làm hương phục vụ nhu cầu dịp lễ, tết. Bước chân qua cổng làng, chúng tôi cảm nhận ngay được mùi hương thơm ngạt ngào, thanh tao lan tỏa khắp không gian.

Khi hỏi về lịch sử của nghề truyền thống làm hương trầm, người dân lại cho rằng nghề này không hề có “tổ làng”. Đáng chú ý, nguyên liệu làm nên những que hương ở Phja Thắp hoàn toàn tự nhiên từ cây Thông Mộc, Trầm Hương, Que Mai… Sản phẩm hương trầm Phja Thắp làm ra được tiêu thụ khắp các chốn chợ phiên trong tỉnh. Nhờ làm hương, các hộ gia đình gia đình trong vùng cũng có kinh tế ổn định hơn nhiều địa phương khác.

Tiếp tục hành trình, tôi lại ngược đường tìm đến xã Phúc Sen. Phúc Sen được khắp gần xa Cao Bằng biết đến là nơi triển khai thành công chủ trương “3 nhiều” (gồm Trồng nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề - PV) giúp đánh đuổi “bóng ma” đói nghèo. Bởi vậy, từng có thời điểm, bình quân lương thực đầu người của xã đạt trên 725 kg/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,9%, trung bình giảm 4 - 5%/năm.

chuyen minh noi dat kho
Một góc của làng nghề truyền thống Phúc Sen. Ảnh: Đinh Luyện

Hiện các ngành nghề truyền thống của Phúc Sen như: rèn, dệt vải, đan lát… đặc biệt được chú trọng phát triển. Nói riêng về nghề rèn, theo nhẩm tính cả xã hiện có hơn 157 lò rèn, 2 hợp tác xã rèn, hằng năm sản xuất hàng vạn nông cụ. Ngay như “xóm công nghiệp không khói” Pác Rằng có 60 hộ, ngoài làm nông nghiệp, du lịch, thì 100% hộ đều gắn bó nghề rèn truyền thống.

Một chủ một lò rèn có kinh nghiệm nhẩm tính, nếu trung bình mỗi lò sản xuất được 8 sản phẩm/ngày, với giá bán lẻ từ 100 - 150 nghìn đồng/sản phẩm, trừ chi phí, mỗi lò thu về trên 300 nghìn đồng/ngày. Mức thu nhập này đủ để những người làm nghề “sống khỏe” và làm giàu. Theo tìm hiểu hiện các sản phẩm rèn của Phúc Sen đã có mặt tại các thị trường trong và ngoài tỉnh, được người tiêu dùng lựa chọn vì giá thành hợp lý, độ bền cao.

Trong hương xuân xen lẫn lời thơ dặt dìu “Mời anh lên Cao Bằng quê em, lên đèo Khau Liêu qua đèo Mã Phục, vượt qua rừng vầu, xuyên qua rừng trúc, như bầy ong, như bầy chim...” đã được phổ thành ca khúc của nhà thơ Y Phương, người viết như được trải nghiệm “ngày mới” trên đất Quảng Uyên. Chợt nghĩ, phải chăng chính sự táo bạo giữ nghề truyền thống trong guồng quay hiện đại đã và đang giúp vùng quê nghèo nơi núi đá này khởi sắc, đánh đuổi đói nghèo?

Đinh Luyện - Nông Vĩnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động