Chữa sốt xuất huyết bằng các loại lá quanh nhà
Mẹo dùng điều hòa làm công cụ chống muỗi hiệu quả | |
Quá đau đớn một phụ nữ bị sảy thai vì mắc sốt xuất huyết |
Theo bác sĩ, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
Một số bài thuốc tiêu biểu chữa sốt xuất huyết được bác sĩ Toàn đánh giá là khá hiệu quả đối với các bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở giai đoạn I và II, trong đó chủ yếu sử dụng các loại lá rất gần gũi với chúng ta.
- Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.
Rau má |
- Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.
Cây cúc tần |
- Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
Cây nhọ nồi |
- Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.
- Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.
- Cỏ nhọ nồi khô 30g, cinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.
- Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.
Sâm cau |
Ngoài một số bài thuốc do Thạc sĩ Toàn giới thiệu ở trên thì dân gian cũng truyền nhau kinh nghiệm chữa sốt xuất huyết bằng rau ngót. Theo đó, rau ngót không chỉ là một món ăn hằng ngày mà còn có tác dụng chữa sốt cao, hôn mê, dị ứng, sót rau sau đẻ, hạ huyết áp.
Tên khoa học của rau ngót là Sauropus and rogynus, trong nhân dân gọi là bồ ngót, chùm ngọt, hắc diện thần. Rau ngót giàu chất dinh dưỡng và hàm lượng protein cao, gluxit, canxi, vitamin A, vitamin B1, B2, C, nhiều axit amin và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền, lá rau ngót có vị ngọt, tính mát, không độc. Rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải đọc, lợi tiểu, điều hòa nội tạng. Ở Ấn Độ, rau ngót được coi là một cây rau đa sinh tố, dùng để điều trị sốt. Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian, rau ngót được dùng để điều trị sốt, sót rau đẻ, tưa lưỡi ở trẻ em…
Cách sử dụng: Có thể dùng dạng tươi hoặc phơi khô sao vàng. Với bệnh nhân sốt xuất huyết, người ta dùng kết hợp rau ngót và giun đất để chữa bệnh này. Lấy 200 - 300g rau ngót tươi vò lấy 4 bát nước rồi cho vào nồi nhỏ sắc cùng với 20g giun đất đã sao vàng (tương đương với 50 con), sắc còn 1 bát nước. Mỗi thang sắc 2 lần, uống sáng và tối. Nếu rau ngót khô thuốc sẽ thơm hơn. Nếu không có giun đất thì nước ép rau ngót cũng rất tốt cho người sốt xuất huyết.
Theo BS, thạc sĩ Nguyễn Khánh Toàn, nhìn chung, những bài thuốc trên đây đều đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền, tiện dùng ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ 2 (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).
"Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhất thiết phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị" - Thạc sĩ Nguyễn Khánh Toàn nhấn mạnh.
Theo Hoàng Hải/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30