“Chim Việt Nam” - một công trình khoa học đồ sộ
Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục | |
Đột phá: Chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS bằng chỉnh sửa gen | |
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao đóng góp thiết thực của Việt Nam |
Cuốn sách "Chim Việt Nam" là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, dày 1.200 trang. Ảnh: L.Q.V |
Trước đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chim - do các cá nhân hoặc nhóm tác giả trong nước và quốc tế thực hiện, nhưng cuốn “Chim Việt Nam” (dày 1.200 trang) thực sự là ấn phẩm giới thiệu hoàn chỉnh nhất về khu hệ chim Việt Nam nói riêng và thế giới các loài chim nói chung, là tư liệu hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Trong buổi ra mắt ấn phẩm này ở tối 15/5/2017 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội - l’Espace, với sự có mặt của bà Lê Thị Thanh (phu nhân cố GS Võ Quý) và con trai ông, PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn và ông Đặng Ngọc Sâm Thương (nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên chụp ảnh chim hoang dã) đã chia sẻ với những người tham dự những câu chuyện về chim hoang dã Việt Nam, về hành trình chụp ảnh, nghiên cứu về chúng, cũng như cách thực hiện cuốn sách nói trên. Dịp này, một triển lãm ảnh tuyệt đẹp về chim Việt Nam của các nghệ sĩ nhiếp ảnh trong cả nước đã được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp.
PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn (bên trái ảnh) và nhà nhiếp ảnh Đặng Ngọc Sâm Thương giao lưu với bạn đọc tại buổi ra mắt sách "Chim Việt Nam". Ảnh: L.Q.V |
Trên thế giới hiện biết được có 10.964 loài chim - thuộc 36 bộ, 243 họ. Còn trong cuốn sách nói trên của cặp tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn, thể hiện “dung nhan” của 906 loài chim (tính đến năm 2015) hiện biết có tại Việt Nam - kết quả nghiên cứu công phu qua nhiều năm của 2 nhà khoa học này.
Ở Việt Nam, dù đã được thiên nhiên ban tặng một sự đa dạng sinh học cao với nhiều loại rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhiều tài nguyên quý giá, nhưng bởi nhiều nguyên nhân (trong đó có phần tác động của con người) nên nhiều loài sinh vật, cả động vật lẫn thực vật, đã giảm nhanh số lượng, hoặc đã bị diệt vong, trong vài thập kỷ qua.
Trong ấn phẩm, các loài chim đều được mô tả cặn kẽ. Ảnh: L.Q.V |
Với 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam, được miêu tả trong cuốn “Chim Việt Nam”, mỗi loài đều ẩn chứa nhiều sự quyến rũ không chỉ là vẻ sặc sỡ của bộ lông vũ, tiếng hót lảnh lót, du dương mà còn cả những câu chuyện về tập tính kỳ lạ của chúng. Với những bức ảnh màu minh họa (được trích xuất từ nhiều nguồn), người đọc có thể nhận diện được vẻ đẹp của nhiều loài chim mà không dễ gì gặp được ở ngoài tự nhiên.
PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam. Vẻ đẹp lộng lẫy của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ thời sinh viên. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam - GS Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.
Khu vực triển lãm ảnh về các loài chim ở Việt Nam. Ảnh: L.Q.V |
Không chỉ dừng ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, ông còn góp phần truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng. Theo ông, để mọi người yêu thiên nhiên, thì phải cho mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sống thân thiện với thiên nhiên, với động vật hoang dã và tạo nên tình người.
Ông Đặng Ngọc Sâm Thương sinh năm 1969, tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng, mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Những bức ảnh về chim Việt Nam qua góc nhìn của ông được chộp bắt rất kỳ công, đều tựa như những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, thu hút sự chiêm ngưỡng của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Với việc ra mắt cuốn “Chim Việt Nam”, các tác giả đã tạo dựng được một công trình nghiên cứu khoa học quý, đồ sộ, đồng thời góp phần truyền đi thông điệp kêu gọi công chúng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học để cuộc sống phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024
Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/12: Sáng sớm trời rét, trưa chiều trời ấm dần
Môi trường 30/12/2024 06:40
Cháy lớn tại nhiều xưởng gỗ ở Liên Hà, huyện Đan Phượng
Môi trường 29/12/2024 21:41
Dự báo thời tiết ngày 29/12: Hà Nội lạnh 11 độ C
Môi trường 29/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/12: Trời rét, sáng sớm có mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 28/12/2024 06:43
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/12: Không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ nhiều nơi
Môi trường 27/12/2024 06:16
Dự báo thời tiết ngày 26/12: Trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 26/12/2024 08:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Môi trường 25/12/2024 06:46
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29