‘Cần tôn vinh thế hệ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979’

LĐTĐ -"Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hoà bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh", sử gia Dương Trung Quốc chia sẻ.

- Trước lúc tiến hành cuộc chiến, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Theo ông thực chất của việc phát động cuộc chiến biên giới 1979 là gì ?

- Trước hết, tự thân lời tuyên bố của ông Đặng Tiểu Bình vào thời điểm ấy cho thấy thái độ kẻ cả của một nước lớn với Việt Nam. Ông Đặng không nói ra nội dung "bài học gì" nhưng theo tôi với một cuộc chiến tranh thì cuối cùng, cả bên đánh lẫn bên đỡ, bên được hay bên thua... đều rút ra được những bài học thích đáng.

Thời điểm Bắc Kinh phát động cuộc chiến, mục tiêu đầu tiên là cứu vãn chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vừa bị đánh bật khỏi Phnom Penh và có nguy cơ diệt vong ở Campuchia. Đây là kết quả cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam và giúp đỡ lực lượng yêu nước Campuchia chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là khẳng định với Mỹ không còn ràng buộc gì với yếu tố hệ tư tưởng giữa các quốc gia từng là một khối liên minh chống Mỹ và là đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến tranh mà Mỹ vừa thất bại. Mục tiêu đó cũng phù hợp với chính sách của Mỹ là duy trì cấm vận và thù địch mang “hội chứng Việt Nam”.

Nói cách khác, cuộc chiến này giúp tăng cường mối liên minh với Mỹ được xác lập từ sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nixon khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra (1972).

duongtrungquoc-1349875729-480x-2295-6286

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc một cuộc chiến tranh chống xâm lược như chiến tranh biên giới 1979 cần tôn vinh công lao và sự hy sinh của một thế hệ.  

Cuộc chiến tranh này cũng nhằm đối phó với mối quan hệ Việt-Xô được tăng cường, trong bối cảnh căng thẳng Trung-Xô ngày càng tăng, đã xảy ra xung đột vũ trang trên biên giới Trung-Xô. Nói cách khác, Trung Quốc đã đảo chiều chiến lược từ chỗ là đồng minh với Liên Xô thành đồng minh của Mỹ chống Liên Xô. Điều đó cũng gắn với mục tiêu cơ bản nhất là muốn Việt Nam phải trở lại vòng ảnh hưởng luôn được giới lãnh đạo Trung Quốc coi là mang tính “truyền thống”.

Và cũng không thể không nói đến ý đồ của Trung Quốc với Biển Đông mà cuộc đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974 là bước thăm dò quan trọng, trong đó có thái độ thoả hiệp của Mỹ.

- Vậy những bài học ấy đã được nhận thức như thế nào?

- 35 năm sau cuộc chiến tranh ấy, có rất nhiều bài học được rút ra không phải theo cách tuyên truyền mà bằng thực tế những gì đã diễn ra và chắc không chỉ có bài học với riêng Việt Nam.

Đầu tiên là bài học về hoà bình. Trong quá khứ, nếu cộng tất cả thời gian diễn ra các cuộc động binh của phương Bắc đánh vào nước ta và những cuộc kháng chiến của người Việt qua các triều đại, thì chiến tranh rất ngắn so với thời gian duy trì quan hệ hoà hiếu giữa hai nước. Qua trải nghiệm, ông cha ta đã tạo được bản lĩnh biết cách tồn tại cạnh một nước Trung Hoa có nhiều thăng trầm và có sức mạnh bành trướng, cũng như nguồn lực văn minh, để cùng một lúc vừa giữ được hoà hiếu vừa giữ được chủ quyền.

Khi Trung Quốc động binh ào ạt đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc, bài học rút ra là sự trưởng thành về nhận thức của người Việt Nam. Không thể ảo tưởng rằng có những giá trị cao hơn tinh thần và lợi ích dân tộc, đương nhiên không phải chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thực tiễn cho thấy Việt Nam vẫn đứng vững là một quốc gia độc lập, tự chủ và có chủ quyền.

Sau đổi mới là tiến trình hội nhập sâu rộng với thế giới, trong đó có việc xác lập quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả với các quốc gia trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia từng thù địch trong quá khứ, đặc biệt là Pháp và Mỹ hay Hàn Quốc, Nhật Bản... là những bằng chứng sống động về bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh. Bài học rút từ chiến tranh luôn là bài học để gìn giữ hoà bình.

Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg

Bản đồ chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.

Với Trung Quốc, trong 35 năm qua chúng ta cũng chứng kiến những bước đi dài và đầy khó khăn từ chỗ bình thường hoá đến việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện như ngày nay. Đó là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển mối quan hệ với nước láng giềng nhiều tiềm năng, đồng thời giải quyết những vấn đề của quá khứ liên quan đến chủ quyền giữa hai nước mà nổi cộm nhất là quần đảo Hoàng Sa và Biển Đông, cùng với cộng đồng quốc tế. Không có môi trường hoà bình sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề của quá khứ. Cho dù biết trước là rất khó khăn nhưng đó là cuộc đấu tranh kiên trì và không chỉ của riêng hai nước.

Việc Toà án quốc tế đang tiếp tục hoàn thành việc xét xử tập đoàn diệt chủng Pol Pot như tội phạm chiến tranh; việc cố Quốc vương Norodom Xihanuc hay những nhà lãnh đạo Campuchia đương đại xác nhận sự đóng góp to lớn và quyết định, bằng xương máu của nhân dân Việt Nam trong việc tiêu diệt Khmer Đỏ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là bằng chứng thuyết phục để thế giới hiểu hơn về cuộc chiến tranh Trung Quốc đã phát động  35 năm về trước.

Hành động của Trung Quốc thời kỳ đó đã khiến Việt Nam phải mất ngót một thập kỷ mới giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt được hoàn toàn Khmer Đỏ. Người dân Việt Nam không chỉ hy sinh xương máu mà còn bị thế giới cô lập vì tuyên truyền của Trung Quốc lên án Việt Nam xâm lăng Campuchia.

Trên bình diện quốc tế, những xung đột lợi ích của Trung Quốc với Mỹ (đồng minh cách đây 35 năm), đòi hỏi quá đáng và không căn cứ của Trung Quốc với chủ quyền nhiều nước khác trên biển, trong đó có Biển Đông, cho thấy bài học quá khứ vẫn còn giá trị trong những nỗ lực phát triển mối quan hệ hoà hiếu với “người láng giềng định mệnh” này. Người Việt Nam vẫn phải thuộc bài học lớn nhất, mà tổ tiên qua bao thế hệ đúc kết, là phải biết đoàn kết bên trong thì mới giữ vững chủ quyền và phát triển đất nước, mới giữ được mối quan hệ hoà hiếu thực sự với thiên hạ bên ngoài mà Trung Quốc luôn có một vị thế quan trọng.  

- Ông nghĩ sao về việc nhiều năm nay giai đoạn lịch sử này gần như biến mất khỏi chính sử, sách giáo khoa, giáo trình đại học?

- Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham quan, nhất là các bạn trẻ. 

Tôi tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm.

Vấn đề là cách trình bày, thông điệp của chúng ta khi đề cập tới những sự kiện loại này không nhằm kích động hận thù mà là những bài học về trách nhiệm với hoà bình. Nhân dân nước nào cũng ưa chuộng hoà bình. Ứng xử của chúng ta với những giai đoạn lịch sử thời kháng chiến chống Pháp hoặc chống Mỹ là những bằng chứng. Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP HCM thu hút không chỉ khách trong nước mà cả khách nước ngoài và những người từng ở bên kia chiến tuyến đến xem, mang lại hiệu ứng rất tích cực. Tại sao Chiến tranh biên giới 1979 lại ngoại lệ? Một cuộc chiến tranh chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh với công lao và sự hy sinh của một thế hệ.  

Phải chăng ai đó vẫn viện vào cái phương châm “khép lại quá khứ để hướng tới tương lai?”. Hiểu khép lại như thế nào là đúng mới quan trọng. Chiến tranh là một hiện tượng mà nhiều dân tộc đã trải qua, phải đối diện với những di sản của nó.

Giới sử học nhiều nước từng có chung mong muốn là làm sao sách giáo khoa không che giấu sự thật về các cuộc chiến tranh trong quá khứ, đồng thời không khoét sâu tâm lý thù địch giữa các dân tộc, quốc gia. Nói cách khác là thái độ của chúng ta trước những hố sâu ngăn cách bởi những cuộc chiến tranh trong quá khứ như thế nào. Khoét sâu thêm thù hận? Lấp đầy bằng sự quên lãng? Cuối cùng, cách tốt nhất là trân trọng giữ lại nguyên vẹn sự thật của quá khứ như những trải nghiệm đau thương và vượt qua hố sâu đó bằng một cây cầu hữu nghị mà mỗi bên đều có trách nhiệm xây đắp.

Nguồn  VnE

Nên xem

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ (số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Lực lượng chức năng xác định: Cơ sở xảy ra cháy thuộc loại hình nhà cho thuê trọ cao 9 tầng nổi, 1 tầng tum (tầng 1 được sử dụng làm khu vực kinh doanh, từ tầng 2 trở lên sử dụng cho thuê trọ với 37 phòng)...
Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều nay (19/5), Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam”, tôn vinh 20 tập thể, cá nhân tiêu biểu, đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Lối sống giản dị, thanh cao của Bác là một nét đẹp văn hóa cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người, là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Xem thêm
Phiên bản di động