Cần quyết liệt xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo
Hà Nội vẫn còn 164 nhà siêu mỏng, siêu méo chưa được xử lý | |
Dự thảo cho tồn tại nhà siêu mỏng siêu méo của Bộ Xây dựng: Làm khó thành phố |
Những ngôi nhà “kỳ dị”
Đã thành thông lệ, cứ đâu có đường mới là ở đó sẽ lại xuất hiện những công trình siêu mỏng, siêu méo. Tuyến đường được mệnh danh là đắt nhất hành tinh Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, dù đã thông xe nhiều năm nay nhưng những ngôi nhà “siêu mỏng, siêu méo” vẫn nằm chình ình khiến tuyến phố trở nên xấu xí, kỳ cục. Điều đáng nói là trong khi những tồn tại cũ vẫn chưa được xử lý, giải quyết, thì tại nhiều tuyến đường mới vừa thông xe kỹ thuật, vẫn chưa hoàn thành vẫn tiếp tục mọc lên những công trình mỏng dính, méo mó, kì dị.
Dự án đường Trần Phú kéo dài, đoạn từ nút giao Trần Phú – Lê Trực nối liền nút giao Kim Mã – Sơn Tây cũng vậy. Hiện, một số công trình nhà ở đã hoàn thiện, một số được quây kín bạt để thi công nhưng cũng có một số nhà bị phá dỡ một phần để không nằm trơ trọi trên vệ đường. Hay tại việc mở rộng, nâng cấp đường Thanh Nhàn mới được hoàn thiện và đi vào sử dụng sau nhiều năm trì hoãn, nhưng hai bên đường vẫn nhếch nhác bởi nhiều ngôi nhà méo mó, kỳ dị.
Chính sự thiếu quyết liệt khiến những tồn tại “siêu mỏng, siêu méo” vẫn đang tiếp tục diễn ra |
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trên địa bàn Hà Nội còn 192 trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” tồn tại trên địa bàn 9 quận, huyện. Trong đó, nhiều nhất là quận Ba Đình với 69 trường hợp, Đống Đa 28 trường hợp, Tây Hồ 23 trường hợp. Trong năm 2014, Sở Xây dựng đã tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc các quận giải quyết được 18 trường hợp (5 trường hợp hợp thửa, hợp khối; 13 trường hợp cho phép chỉnh trang, tồn tại).
Như vậy, hiện thành phố vẫn còn 174 công trình nhà “siêu mỏng, siêu méo” tồn đọng chưa được xử lý, trong đó có 132 trường hợp là đất, còn lại nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện xây dựng 8 tuyến phố, đường trục chính của thành phố từ nhiều năm trước.
Khất đến bao giờ ?
Để khắc phục tình trạng này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã ban hành văn bản số 3382 “Hướng dẫn về việc cải tạo, chỉnh trang, cấp phép xây dựng các công trình hai bên tuyến đường vành đai 2 (từ cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Bưởi đến cầu Nhật Tân) và các tuyến đường giao thông mới mở theo quy hoạch, phải tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn Hà Nội”.
Văn bản nêu rõ: Thứ nhất, khuyến khích thực hiện việc hợp thửa, xây dựng hợp khối về kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề để tạo sự hòa nhập với kiến trúc cảnh quan trên toàn tuyến. UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thông báo thời hạn, hướng dẫn các chủ sử dụng tiến hành hợp thửa, hợp khối công trình. Thứ hai, quá thời hạn được thông báo, các chủ sử dụng không tiến hành hợp thửa, hợp khối thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tiến hành thu hồi đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng để lập phương án xây dựng các công trình sử dụng vào mục đích công cộng như kiốt sách báo, bảng tin, trạm tuần tra nhân dân. Sau khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng báo cáo UBND TP bổ sung, kinh phí, nguồn vốn để thực hiện xây dựng các công trình công cộng nói trên nhằm đảm bảo sự đồng bộ cho toàn tuyến đường.
Rõ ràng việc ban hành văn bản trên đã giúp cho các cơ quan chức năng có khái niệm rõ ràng hơn trong xử lý các tình huống cụ thể liên quan đến GPMB, đồng thời đây cũng là chủ trương nhân văn của TP đối với các tổ chức, cá nhân có quyền lợi trực tiếp đến đất đai nằm trong GPMB. Tuy nhiên, trên thực tế không ít địa phương nhận thức chưa đầy đủ và chỉ đạo chưa quyết liệt, một số quận thiếu kế hoạch, biện pháp, thời gian cụ thể trong việc thực hiện xử lý khiến những tồn tại vẫn đang tiếp tục diễn ra.
“Khi mở tuyến đường mới qua khu dân cư, các nhà quy hoạch cần vẽ trên bản đồ địa chính (minh họa rõ các công trình kiến trúc) chứ không vẽ lên bản đồ địa hình như hiện nay. Con đường xén cắt vào đâu, đất đai lộ ra những thửa đất còn lại diện tích nhỏ, méo mó nào sẽ được đánh dấu, hợp thửa và đưa ra mô hình xây dựng phù hợp. Ngoài ra, chúng ta đã có quy định tương đối rõ về diện tích nhưng hình dáng thế nào là hợp lý, thế nào là chưa hợp lý thì cần được thể hiện thông qua thiết kế đô thị của từng tuyến đường”, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội nói. |
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26