“Cái chết nhân đạo” trong Dự thảo luật dân số: Liệu có đi vào cuộc sống
Đề xuất bổ sung quyền được chết | |
Bỉ thông qua luật “cái chết nhân đạo” cho trẻ em |
Từ những bệnh nhân vô phương cứu chữa
Từ năm 2005, vấn đề “cái chết nhân đạo” đã được đưa vào dự thảo Luật Dân sự nhưng chưa được thông qua. Đến nay, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng đã đưa vấn đề này vào dự thảo Luật Dân số nhưng xem ra để điều luật này được thông qua vẫn còn là thiên nan vạn nan vì có nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi gay gắt xoay quanh vấn đề này. Nhiều chuyên gia y tế ủng hộ việc sớm có luật “chết nhân đạo” vì theo họ, khi sự sống của một con người chỉ còn tính được bằng đơn vị tháng, thậm chí tuần lễ - trong lúc tất cả mọi hỗ trợ y khoa đều đã vô ích thì việc để cho người ấy phải hứng chịu thêm nỗi đau thể xác là điều không nên.
Theo tìm hiểu của PV, không mấy khó khăn để chúng ta đưa ra dẫn chứng về những người mắc bệnh hiểm nghèo nằm trong nhóm “hết cách điều trị”. Đó là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, những bệnh nhân vì nhiều lý do khác nhau đang phải sống thực vật từ năm này sang năm khác trên giường bệnh... Có thể nói rằng, với họ, mọi phác đồ điều trị chữa trị trở nên vô ích. Do đó đã có không ít ý kiến cho rằng, những trường hợp không may rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát này nên cho phép họ có quyền có “cái chết êm ái” hay gọi theo cách khác đó là “quyền được chết”.
Những người mắc trọng bệnh liệu có đồng thuận với điều luật “Cái chết nhân đạo” |
Anh Trần Trọng Hùng (quê ở Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội) hiện đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai khiến nhiều người chứng kiến vô cùng thương cảm. Anh Hùng vốn làm nghề thợ sơn, năm 2009 trong một lần sơn chống thấm cho công trình trên địa bàn xã, không may dây thừng đứt, anh bị rơi từ độ cao 10m xuống đất. Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó và không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh Hùng bị bại liệt phải nằm bất động suốt từ đó đến nay. Chưa nói đến ghánh nặng thuốc men, chạy chữa mà một lao động chính trong gia đình coi như bị mất đi đã khiến gia cảnh anh Hùng nhanh chóng rơi vào cảnh cùng quẫn. Buồn thương hơn, nằm một chỗ nhưng vẫn minh mẫn, mọi việc ăn uống sinh hoạt đều phải do vợ con ghánh vác nên anh Hùng trở nên chán nản vô cùng. Suốt chừng ấy năm nằm bất động, anh Hùng luôn có ý nghĩ tiêu cực vì cho rằng mình chỉ là ghánh nặng cho gia đình!
Một trường hợp khác, cũng tại bệnh viện Bạch Mai, là anh Trần Quyết T. (quê, Gia Viễn, Ninh Bình), đã có tới 3 năm cuộc sống của anh gắn liền với bệnh viện. Số là đầu năm 2014, vợ anh bị TNGT chấn thương sọ não không thể phục hồi. Vợ anh phải sống cuộc sống thực vật suốt chừng ấy năm. Sợi dây liên lạc duy nhất của vợ chồng anh chỉ là những tín hiệu đo nhịp tim trên chiếc màn hình vô cảm trong bệnh viện. Anh T. mệt mỏi chia sẻ: “Để cứu vợ, gia đình tôi đã bán tất cả những gì có thể, kể cả con trâu cày - thứ tài sản quý giá nhất của gia đình nhưng bệnh trạng cô ấy vẫn không có khả năng hồi phục. Theo các bác sĩ, giờ đây sinh mệnh vợ tôi hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc ống thở… Nhiều lúc mệt mỏi quá tôi cũng muốn buông xuôi tất cả nhưng nhìn vợ gày gò nằm thiếp thiếp trên giường bệnh, nghĩa vợ tình chồng chừng ấy năm tôi đành cố gắng trong vô vọng…”.
Qua tìm hiểu thực tế tại một số bệnh viện cho thấy, tại viện K, có nhiều bệnh nhân bị căn bệnh ung thư bước vào giai đoạn cuối. Họ đã phải chịu đựng những cơn đau hành hạ khủng khiếp thể xác cho đến khi qua đời. Một bác sĩ tại bệnh viện K (đề nghị được giấu tên) cho biết, có người trong số đó trong lúc tỉnh táo đã đề nghị bác sĩ có giải pháp giúp họ sớm kết thúc cuộc sống để khỏi phải chịu đựng nỗi đau đớn khủng khiếp của căn bệnh đang dần tàn phá cơ thể họ. Vậy nhưng các bác sĩ trực tiếp điều trị, trực tiếp chứng kiến những đớn đau của bệnh nhân đều trả lời không có cách nào giúp họ giải thoát bởi thực tế luật pháp không cho phép các bác sĩ làm điều này.
Cần bàn bạc kỹ
Trong nhiều cuộc phỏng vấn để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã gặp không ít ý kiến phản đối. Đa phần người người phản đối đều cho rằng việc đưa “cái chết nhân đạo” vào luật là đi ngược lại truyền thống Á Đông, đi ngược giáo lý, tín ngưỡng, tâm linh, phá vỡ tính ổn định xã hội.
Một bác sỹ đã nghỉ hưu đã khẳng định ngay rằng: “Nghề y là nghề cứu người, còn nước còn tát không có cái gì gọi là cái chết nhân đạo cả. Cái chết là điều tiêu cực nhất, tôi hoàn toàn phản đối việc này” Anh Nguyễn Tài Dũng, nhà ở phường An Dương, quận Tây Hồ chia sẻ: “Bà nội tôi trước đây khi mất bị ung thư gan giai đoạn cuối, sinh mệnh của bà hoàn toàn phụ thuộc vào những liều thuốc giảm đau và đã hết cách chữa trị. Các bác sĩ đều tiên lượng bà nội tôi chỉ sống được vài tháng và hàng ngày sẽ phải vượt qua những cơn đau khủng khiếp. Vậy nhưng nếu được quyền chọn cho bà tôi cái chết nhân đạo thì gia đình tôi dứt khoát không chọn”.
Một vấn đề nữa là vấn đề tín ngưỡng, tâm linh. Người Á Đông luôn quan tâm đến tín ngưỡng. Việc “sinh lão bệnh tử” phải thuận theo tự nhiên. Chết tự nhiên thì có giờ, có khắc. Hay nói một cách dễ hiểu là có số, có mệnh. Chết tự nhiên thì có sao chịu vậy. Nhưng còn chết nhân đạo thì chọn giờ thế nào và ai là người có cái quyền và dám chọn giờ chết cho người thân. Ngộ nhỡ mai này có chuyện xui xẻo xảy đến trong gia đình thì ai ghánh chịu?
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia pháp lý, các nhà làm luật nên cân nhắc khi đưa vấn đề “chết nhân đạo” vào Luật Dân số bởi lẽ Luật Dân số nằm trong phạm vi các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “chết nhân đạo” - hay chính xác hơn là quyền được chết - lại là quyền nhân thân. Vì vậy, trước hết phải có quyền nhân thân trong bộ Luật Dân sự rồi tiếp theo, quyền này được cụ thể hóa bằng một nghị định của Chính phủ, hoặc một đạo luật - như "Luật trợ tử" chẳng hạn.
Trao đổi về vấn đề này với PV, luật sư Trần Đại Dương (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: “Theo hiến pháp thì sức khỏe và tính mạng của con người là quyền bất khả xâm phạm. Trong trường hợp này, muốn để có cái chết nhân đạo thì phải được thay đổi từ Hiến pháp và Luật hình sự chứ không được thay đổi, điều chỉnh theo luật Dân số. Mà theo tôi biết hiến pháp trong đợt này cũng không có kế hoạch thay đổi về điều ấy. Cái này đã đưa ra bàn gần mười năm nay rồi nhưng không thông qua được vì phải đợi hiến pháp. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân quyền được chết, hay quyền được lựa chọn cách chết vì mọi cái chết mang tính cưỡng bức hoặc có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường. Nó kéo theo nhiều vấn đề mang tính tiêu cực. Con người là thực thể của tự nhiên, vì vậy hãy để cho cái chết xảy đến một cách tự nhiên. Việc cho phép cá nhân được quyền lựa chọn cách chết dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, cũng chưa nên quy định vào lúc này”.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49