Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống các virus cúm độc lực cao
Cúm rình rập giáp Tết Nguyên đán, bác sĩ mách cách tránh | |
Trung Quốc phát hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở Vân Nam |
Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 (thường từ gia cầm) lây sang người.
Theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), trong tháng 1/2018 các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N2, A/H5N6, A/H5N8 đã phát sinh tại nhiều quốc gia, đặc biệt là cúm A/H5N1 tại Campuchia và cúm A/H5N6 tại Trung Quốc.
Với người chăn nuôi, cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y để tránh vius cúm gia cầm. (Ảnh: Minh Khuê). |
Tại Việt Nam, virus cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia cầm và trong môi trường (năm 2017 có khoảng 1,75% mẫu xét nghiệm dương tính với cúm A/H5N1 và 0,91% mẫu dương tính với cúm A/H5N6).
Đặc biệt, trong giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán, điều kiện thời tiết giá lạnh, độ ẩm cao, các hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm tăng cao; do vậy nguy cơ tiếp tục xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm trong nước và khả năng virus cúm A/H7N9 cũng như các chủng virus cúm độc lực cao khác vào trong nước là rất cao.
Trong đó, nguy cơ cao nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.
Biểu hiện của bệnh: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau người, đau cơ... Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh cho người.
Để phòng cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, người tiêu dùng không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
Với người chăn nuôi, cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Người dân khi phát hiện gia cầm ốm, chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, trạm y tế xã, phường.
Trong trường hợp người bệnh khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38