Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quản lý về dạy nghề?
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo dự án Luật Dạy nghề, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết: Về cơ bản, đại đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị đổi tên thành luật Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật. Luật Giáo dục hiện hành quy định GDNN bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên hiện nay, chỉ có hoạt động dạy nghề được điều chỉnh bởi Luật Dạy nghề còn trung cấp chuyên nghiệp mặc dù cùng thuộc lĩnh vực GDNN song chưa có luật riêng điều chỉnh. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội cho đổi tên gọi để thống nhất lĩnh vực GDNN.
Về quản lý nhà nước, báo cáo thẩm tra cho hay: Qua thảo luận trước đó, UBTV nhận thấy GDNN hiện đang phân tách thành 2 bộ phận do 2 Bộ thực hiện quản lý nhà nước, trong đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) quản lý hệ thống dạy nghề (gồm 3 trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), còn Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) quản lý hệ thống TCCN và cao đẳng. Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý mà còn lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực cho GDNN, đồng thời gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo.
Vì vậy, UBTV đề nghị Quốc hội cho phép sắp xếp lại các trình độ đào tạo của GDNN theo hướng hợp nhất các trình độ đào tạo của hệ thống dạy nghề với các trình độ đào tạo tương ứng của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Theo đó, GDNN sẽ gồm 3 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Sau khi chuyển trình độ cao đẳng về bậc GDNN để hợp nhất với trình độ cao đẳng nghề thì bậc giáo dục đại học sẽ không đào tạo cao đẳng. Mặc dù, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị giao cho Bộ LĐ-TB và XH làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GDNN, song nhiều đại biểu đề nghị nên giao quản lý nhà nước cho Bộ GD – ĐT là đúng chức năng.
Bộ nào sẽ quản lý các trường nghề đang là vấn đề được các đại biểu tranh luận. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, Bộ nào quản lý chẳng quan trọng bằng việc liệu luật này ra đời có giúp lao động Việt Nam tăng năng suất hay không mà thôi.
T. G
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46