Bí mật động trời của thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng
Apple cho tham quan phòng thí nghiệm bí mật |
Watson rất quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu của Pavlov để chứng minh rằng phản xạ (cảm xúc) có điều kiện cũng có thể xảy ra ở con người.
Người tham gia vào thí nghiệm này là một đứa bé mà Watson và Rayner gọi là “Albert B.”, nhưng sau này được gọi là “Albert bé nhỏ”.
Khi Albert khoảng 9 tháng tuổi, Watson và Rayner cho cậu bé tiếp xúc với một loạt tác nhân kích thích: một con chuột trắng, một con thỏ, một con khỉ, những chiếc mặt nạ và những tờ báo đang cháy, rồi quan sát phản xạ của cậu bé. Ban đầu, Albert không hề tỏ ra sợ hãi những tác nhân này.
Lần tiếp theo, khi Albert được cho tiếp xúc với một con chuột thì Watson lấy một cái búa đập xuống ống kim loại tạo ra một âm thanh lớn. Đương nhiên, cậu bé òa khóc khi nghe thấy tiếng động lớn. Sau khi hành động này được lặp lại nhiều lần thì chỉ cần nhìn thấy con chuột là Albert đã òa khóc.
Thí nghiệm nổi tiếng giới tâm lý học của John B. Watson và Rosalia Rayne |
Watson và Rayner viết: “Ngay khi nhìn thấy con chuột, đứa bé bắt đầu khóc. Gần như ngay lập tức, cậu bé quay sang trái rồi bò đi rất nhanh, đến mức rất khó mới bắt kịp trước khi cậu bé bò đến mép bàn”.
Thí nghiệm “Albert bé nhỏ” cho thấy phản xạ có điều kiện cũng xảy ra với cảm xúc.
Ngoài việc chứng minh rằng phản ứng cảm xúc cũng có thể “có điều kiện” ở con người thì Watson và Rayner cũng quan sát thấy sự khái quát tác nhân kích thích cũng xảy ra. Sau khi thí nghiệm xảy ra, Albert không chỉ sợ chuột trắng, mà cậu bé còn sợ tất cả những vật có màu trắng tương tự như: áo khoác lông thú của Rayner, bộ râu ông già Noel mà Watson đeo.
Những chỉ trích
Trong khi thí nghiệm này được đánh giá là một trong những cuộc thí nghiệm nổi tiếng nhất của giới tâm lý học và được nhắc đến trong hầu hết các lớp học tâm lý cơ bản thì nó cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì một số nguyên nhân.
Đầu tiên là quá trình thí nghiệm và việc thiết kế thí nghiệm đã không được chuẩn bị cẩn thận. Watson và Rayner đã không phát triển một đối tượng để đánh giá phản ứng của Albert, mà thay vào đó dựa vào cách giải thích chủ quan của riêng mình.
Thứ hai, thí nghiệm này làm nảy sinh những lo ngại về mặt đạo đức. Nếu như là thời đại ngày nay, thí nghiệm sẽ không được tiến hành vì nó phi đạo đức.
Điều gì đã xảy ra với “Albert bé nhỏ”?
Câu hỏi này từ lâu đã trở thành một trong những bí mật của giới tâm lý học. Watson và Rayner đã không thể loại bỏ được nỗi sợ hãi của Albert vì cậu bé đã chuyển đi cùng mẹ ngay sau khi thí nghiệm kết thúc. Một số người hình dung cậu bé sẽ trở thành một người đàn ông bị ám ảnh một cách kỳ lạ với những thứ có lông màu trắng.
Tuy nhiên, mới đây, danh tính và số phận thực sự của cậu bé Albert vừa được hé lộ. Theo tờ American Psychologist, nhà tâm lý học Hall P. Beck đã mất 7 năm để tìm kiếm Albert bé nhỏ. Sau khi tìm hiểu địa điểm của cuộc thí nghiệm ngày trước và danh tính của mẹ cậu bé, ông phát hiện ra rằng Albert bé nhỏ tên thật là Douglas Merritte và câu chuyện này có một cái kết không có hậu.
Douglas đã qua đời vào ngày 10/5/1925 khi cậu bé mới được 6 tuổi vì bệnh não úng thủy (do có chất lỏng trong não). “Cuộc tìm kiếm kéo dài 7 năm của chúng tôi còn dài hơn cuộc đời của cậu bé” – Beck viết.
Năm 2012, Beck và Alan J. Fridlund đã công bố phát hiện của mình, rằng Douglas Merritte không hề “bình thường” và “khỏe mạnh” như Watson từng nói trong thí nghiệm năm 1920 của ông. Thay vào đó, họ phát hiện ra Merritte mắc bệnh tràn dịch não từ lúc mới sinh và họ đưa ra bằng chứng cho thấy Watson biết tình trạng bệnh tật của cậu bé và cố ý bóp méo tình trạng sức khỏe của đứa trẻ này.
Phát hiện này không chỉ cho thấy những mờ ám trong những thành quả để lại của Watson, mà còn đào sâu vấn đề đạo đức của thí nghiệm nổi tiếng này.
Năm 2014, lại có những nghi ngờ về phát hiện của Beck và Fridlund khi các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng nói rằng một cậu bé tên là William Barger mới là Albert thật. Barger có cùng ngày sinh với Merritte và cũng có mẹ là y tá làm việc cùng bệnh viện với mẹ của Merritte. Tên thật của cậu bé là William nhưng mọi người gọi cậu bằng tên giữa là Albert.
Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục tranh luận về danh tính thực sự của cậu bé đã tham gia thí nghiệm của Watson thì có rất ít nghi ngờ về việc “Albert bé nhỏ” đã để lại những ấn tượng lâu dài trong lĩnh vực tâm lý học.
Theo Nguyễn Thảo (About)/Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19