Báo động rau “ngấm” thuốc bảo vệ thực vật vượt mức
Cần quản lý chặt việc gắn tem rau sạch | |
Rau trồng trong thùng xốp, không ảnh hưởng tới sức khỏe | |
TP.HCM: Rau vào siêu thị - liệu có sạch? | |
Hàng loạt siêu thị Hà Nội dính scandal “rau sạch” |
38/40 rau “độc” sản xuất tại Hà Nội
Các loại rau được lấy gồm: muống, ngót, mồng tơi. Các chợ lấy mẫu gồm: La Khê, Long Biên, Đền Lừ, chợ đêm HTX Văn Quán, chợ Dịch Vọng Hậu, chợ Minh Khai. Thời gian lấy mẫu khảo sát được thực hiện từ tháng 8 /12/2014. Kết quả cho thấy: 13/120 mẫu xét nghiệm định lượng xác định có tồn dư hóa chất Carbofuran vượt giới hạn cho phép (chiếm 10,83%); 12/120 mẫu (10%) có tồn dư hóa chất Cypermethrin. Có 9/120 mẫu rau tồn dư cùng lúc cả hai loại hóa chất trên (chiếm 7,5%).
Nghiêm trọng hơn, trong số 40 mẫu có tồn dư thuốc BVTV, có 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu là rau sản xuất tại tỉnh khác. Trong đó, 14/40 là rau muống; 21/40 là rau ngót và 5/40 mẫu rau mồng tơi có tồn dư thuốc BVTV. Kết quả nghiên cứu này được công bố tại hội thảo khoa học về y tế dự phòng tổ chức tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cuối tuần qua tại Hà Nội.
Nhiều loại rau, củ, quả tập trung tại chợ đầu mối |
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, cho biết, nếu hàm lượng tồn dư ở ngưỡng cho phép, rau đó vẫn đảm bảo để chế biến, sử dụng cho bữa ăn gia đình. Để kiểm soát tốt hơn nguồn thực phẩm tươi sống, một số địa phương cũng đã xây dựng mô hình chợ an toàn kiểm soát nguồn gốc rau quả, thực phẩm từ đầu nguồn và dự kiến sẽ trang bị dụng cụ test nhanh để phát hiện, hóa chất tồn dư trong thực phẩm, rau quả. Tuy nhiên với các test nhanh thì chỉ cho phép nhận diện, sàng lọc một số hóa chất, giúp định tính có hay không hóa chất đó, chứ không xác định được ngưỡng an toàn trong thực phẩm, rau. Muốn định lượng chất tồn dư đó có gây nguy hại hay không phải được thực hiện trong phòng xét nghiệm. Do đó, để đảm bảo chất lượng rau an toàn, cốt lõi vẫn phải kiểm soát từ nguồn trồng, chăm bón, thu hoạch theo quy trình.
“Không biết ăn gì”
Chúng tôi có mặt tại chợ đầu mối La Khê vào hơn 4 giờ sáng, đây là khoảng thời gian có thể nói là mua bán tấp nập nhất. “Nếu như trước kia, các chợ đầu mối chủ yếu hoạt động về đêm đến sáng là vắng tanh nhưng khoảng mấy năm trở lại đây, thời điểm nhộn nhịp nhất của các chợ đầu mối là vào lúc 4 – 6h sáng, khoảng 7 – 8h30 sáng là chợ tan. Mặt khác, thay vì chỉ bán buôn, các chợ đầu mối cũng tăng cường bán lẻ phục vụ nhu cầu của người dân”, anh Nguyễn Văn Long, một chủ thương đã nhiều năm bán ở đây, chia sẻ.
Nhiều loại rau, củ, quả đủ các mùa ở đây, loại nào cũng xanh mởn. Trong vai một người đi mua hàng, tôi lân la hỏi một cặp vợ chồng có xe ô tô con đổ rất nhiều loại rau khác nhau. Chị vợ cho biết, chị là người Phú Xuyên và thường xuyên đi lấy lại rau của nhiều người dân trồng ở nhiều nơi như Đông Anh, Phú Xuyên... rồi đi đổ ở các chợ đầu mối. Khi được hỏi là chị có biết thông tin nhiều loại rau người dân sử dụng thuốc BVTV quá mức không thì bị chị này nổi đóa: “Sợ thì đừng ăn nữa”.
Bác Nguyễn Thị Phương, 56 tuổi, ở Văn Quán là người thường xuyên đi mua ở chợ đầu mối La Khê, cho biết, nhà bác cách chợ khá xa nhưng sáng nào bác cũng dậy sớm vừa là để đi tập thể dục, vừa để có thể mua được các loại rau, củ, quả tươi và rất rẻ. Khi hỏi bác có nghe thông tin là rau ở Hà Nội nhiều loại “ngấm” thuốc BVTV vượt ngưỡng bác chia sẻ, sợ thì rất sợ nhưng cũng không biết làm thế nào? Thịt thì cũng sợ hóa chất, đồ hải sản thì sợ tiêm thuốc, rau thì sợ thuốc BVTV, giờ không biết ăn gì cho khỏi độc.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, thuốc BVTV nếu có lượng tồn dư quá cao trong rau quả là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc, có thể gây rối loạn thần kinh, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Để an toàn, người tiêu dùng nên mua các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có chất lượng, hình thức đúng như đặc tính của nó; nên sử dụng rau phù hợp mùa, hạn chế ăn rau, củ trái mùa. Chọn rau tươi không dập nát, không có mùi lạ, và nên mua tại các cửa hàng rau an toàn, các cơ sở cung cấp rau theo hợp đồng hoặc các nơi bán rau cố định có cam kết bảo đảm an toàn; tại cửa hàng đã có kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau sạch an toàn.
Theo khuyến cáo của Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP, khi chế biến tại gia đình, tất cả các loại rau cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu nhưng phải thay nước nhiều lần cho sạch trước khi chế biến. Nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38