Bài cuối: Cảm hóa bằng tình thương
Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình | |
Bài 1: Khi phụ huynh gieo bạo lực đến trường |
Ngăn chặn “vòng tròn bạo lực”
Trẻ em dùng bạo lực bởi chúng “tái hiện” những hình ảnh được chứng kiến, là hệ lụy từ những quan niệm, tư tưởng tiêu cực do cha mẹ áp đặt. Chúng giải tỏa áp lực, bức xúc bị dồn nén bằng hành vi bạo lực. Trong khi đó, người lớn chỉ nhìn ở bề nổi, coi đó là lỗi lầm, ngỗ ngược của con trẻ mà quên mất vị trí bản thân tại vấn đề đó.
Họ lên án những hành động đánh đấm của trẻ, miệt thị trẻ cả về thể xác, tinh thần. Quan niệm “thương cho roi cho vọt” ăn sâu trong trí óc người Việt nên khi giải quyết vấn đề, người lớn thường “trừng phạt” trẻ. Với không chỉ bạo lực học đường mà ở tất cả các phương diện cuộc sống, khi trẻ sai, mắc lỗi, cha mẹ, thầy cô đều lấy bạo lực áp chế bạo lực.
Chỉ tình thương mới xoa dịu được bạo lực học đường. Ảnh minh họa |
Đó chính là điểm mâu thuẫn của vấn đề, đẩy bạo lực học đường thành một “vòng tròn luẩn quẩn”. Sự giải quyết của người lớn không đưa vấn đề kết thúc mà đẩy nó về đúng điểm ban đầu. Có khi, chính họ lại đang tạo tiền đề thúc đẩy bạo lực mới hình thành. Trên thực tế, sự giải quyết không khéo léo của người lớn đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, kéo dài. Nhất là với những trường hợp, mâu thuẫn giữa học sinh bị đẩy thành mâu thuẫn giữa 2 gia đình, 2 dòng họ.
Cùng với đó, văn hóa “đổ lỗi” của các bậc cha mẹ. Không ít người khẳng định với con, “chúng chịu bạo lực là do lỗi của mình hoặc do chúng ngu”. Chính vì thế, khi trẻ là nạn nhân bạo lực học đường thường tự giải quyết, tìm cách im lặng và sống trong sự “bấp bênh niềm tin” với cha mẹ. Theo thống kê của tổ chức Plan International khi trẻ bị bạo lực, chỉ có 24,9% báo cáo với giáo viên và 15,5% nói với cha mẹ. Phải chăng, sự xử lý chưa khéo léo của người lớn đang đẩy vấn đề bạo lực học đường đi vào bế tắc.
Bà Lê Quỳnh Lan – đại diện Plan International tại Hà Nội chia sẻ: “Trong quá trình nghiên cứu, nhiều trường hợp, trẻ bị đánh nhưng không dám nói với cha mẹ vì nếu kể lại các em sẽ bị mắng, đánh. Hoặc nếu báo cáo vấn đề cũng không thể giải quyết mà trẻ sẽ bị bắt nạt ngay sau đó. Còn với trẻ thực hiện hành vi bạo lực, chúng thường bị cha mẹ, thầy cô trừng phạt. Chúng ta đang làm sai cách khi lấy bạo lực xử lý bạo lực”.
Chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực
Để giải quyết bạo lực học đường, chúng ta phải nhìn nhận, xử lý vấn đề trên phương diện 3 nhóm đối tượng: Trẻ gây ra bạo lực, nạn nhân và trẻ chứng kiến bạo lực. Cùng với đó là sự đấu tranh trên cả 3 mặt trận: Gia đình, nhà trường và xã hội. Theo TS Tâm lý Lê Nguyên Phương – Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới, chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực, mỗi người cần bắt đầu bằng những hành động cụ thể, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý.
Vốn dĩ, bạo lực học đường xảy ra giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh, phụ huynh và giáo viên. Nó bắt nguồn từ những lệch lạc trong ứng xử giữa các cá nhân. “Để khắc phục những tồn tại đó thì tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng giúp các cá nhân giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và xây dựng các mối quan hệ tích cực – một yếu tố quan trọng của văn hóa học đường”, ông Phương cho biết.
Điển hình như vụ việc, 2 nữ sinh trường H.V (quận Đống Đa, Hà Nội) đánh nhau được tung lên mạng chiều 31/10 vừa qua. Khi xem clip, mẹ của nạn nhân trong clip tuyên bố nhất quyết phải xử lý nữ sinh đánh con mình. Thế nhưng, khi được biết, gia đình nữ sinh đánh bạn có hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân em bị bệnh tim, bởi thế nữ học sinh này đã nhiều lần muốn bỏ học. Vì vậy, gia đình có con bị đánh không những chấp nhận giảng hòa mà còn tặng quà, tiền, động viên nữ sinh kia đi học tiếp.
Chưa bao giờ có một câu chuyện xử lý bạo lực học đường nhân văn đến vậy. Trước đây, chỉ vì bênh con mình, nhiều cha mẹ bực tức, không kiềm chế nổi bản thân mà quên mất tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Người lớn ít biết, những học sinh ưa bạo lực chính là nạn nhân của bạo lực. Và những đứa bé ngỗ ngược luôn muốn được người lớn bao dung, chia sẻ. Kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục – đào tạo với 1 số trường ở Hà Nội, Hải Dương cho thấy, 94% học sinh có mong muốn được chia sẻ khó khăn vướng mắc trong học tập và đời sống. Trong đó, 80% học sinh muốn nhà trường có phòng tư vấn tâm lý riêng để giúp các em giải quyết những khó khăn của mình.
Để giải quyết bạo lực học đường, chúng ta phải nhìn nhận, xử lý vấn đề trên phương diện 3 nhóm đối tượng: Trẻ gây ra bạo lực, nạn nhân và trẻ chứng kiến bạo lực. Cùng với đó là sự đấu tranh trên cả 3 mặt trận: Gia đình, nhà trường và xã hội. Theo TS Tâm lý Lê Nguyên Phương – Chủ tịch Hội liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường thế giới, chỉ có yêu thương mới đẩy lùi được bạo lực, mỗi người cần bắt đầu bằng những hành động cụ thể, kể cả những ai không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý. |
Theo cô giáo Đào Vân Khánh - Giáo viên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Có những nguyên tắc vàng trong giải quyết, xử lý những em học sinh “đặc biệt”. Chúng ta cần hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách, thói quen, sở thích của trẻ; không nên có cái nhìn kì thị, coi thường, mắng nhiếc, cô lập học sinh cần quan tâm trước tập thể. Mỗi thầy cô nên trở thành điểm tựa đáng tin cậy về tinh thần cho học sinh cần quan tâm. Cùng với đó, hãy tôn trọng quyền lựa chọn, quyết định của học sinh, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và trân trọng những tiến bộ của học sinh”.
Nhưng có lẽ, tình yêu thương của nhà trường là sự xoa dịu tổn thương của trẻ, quan trọng hơn cả, gia đình – cái nôi vun đắp nhân cách đừng nên “xây dựng” những vết thương không đáng có. Cha mẹ cần thay đổi quan niệm sống “phản khoa học”, cần chú trọng trong giáo dục nhân cách trẻ nhỏ. Người lớn nên tránh phát sinh những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trước mặt con. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ hãy cùng trẻ tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề khéo léo.
Bà Lê Quỳnh Lan cũng chia sẻ: “Ngày nay, người lớn sử dụng những biện pháp “trừng phạt” để xử lý lỗi lầm của trẻ. Điều đó sẽ khó giải quyết hết vấn đề, sẽ dễ hơn nếu chúng ta cùng trẻ tìm rõ nguyên nhân, trao đổi với trẻ. Ngoài ra, thầy cô, cha mẹ nên áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực không ảnh hưởng về thể chất, tinh thần của trẻ, giúp trẻ nhận ra lỗi, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của mình”.
Đối với nạn nhân bạo lực, cần tìm cách hỗ trợ để trẻ hiểu việc mình chịu bạo lực không phải là lỗi của các em. Nhất là cha mẹ, nên có những tìm hiểu, trao đổi để xoa dịu, tránh việc đổ lỗi, áp những quan niệm sống thiệt hơn tới trẻ. Đặc biệt, rất cần những hệ thống, địa điểm, nguồn hỗ trợ để khi trẻ chứng kiến bạo lực mà không có khả năng can thiệp có thể báo cáo”.
Là nạn nhân của biến động xã hội, của mâu thuẫn gia đình, nhiều đứa trẻ bị chấn thương tâm lý, không tìm thấy động cơ phấn đấu, sinh ra những hành vi tiêu cực. Sự tổn thương khiến chúng nhạy cảm và nóng nảy, vì lẽ đó, xoa dịu tâm lý là cách làm nhân văn trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Người lớn hãy bao dung hơn trong lỗi lầm trẻ nhỏ, nhân văn trong cách cư xử với nhau, chỉ có như thế xã hội mới “sạch”, bạo lực học đường mới có “lối thoát”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức
Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ
“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Sôi nổi giải tennis Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM
Ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động huyện Thạch Thất năm 2025
Tin khác
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024
Giáo dục 27/12/2024 19:15
Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Giáo dục 27/12/2024 17:06
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 27/12/2024 06:10
Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng công nghệ
Giáo dục 26/12/2024 08:45
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30