Ăn bánh mỳ tiếp dân vẫn chỉ là phần ngọn

LĐTĐ -Mới đây, tại buổi làm việc với các cơ quan liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Cơ quan nhà nước nào làm chậm, phải kỷ luật, phải đền bù nếu làm mất thời gian và chi phí thiệt hại cho người dân. Như vậy, việc tiếp công dân thời gian tới sẽ có một số thay đổi lớn.

Từ ý kiến của Phó thủ tướng lại nhớ đến chuyện Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trong ngày đầu tiếp dân đã phải ăn bánh mỳ để tranh thủ tối đa thời gian làm việc. Câu chuyện Bộ trưởng, Tổng thanh tra… phải ăn bánh mỳ để có thời gian tiếp dân có lẽ chỉ là phần ngọn, còn cái phần gốc ấy chính là câu hỏi vì sao người dân ở nhiều địa phương phải lặn lội lên cấp trung ương để kêu oan? Bộ máy tiếp dân tại các địa phương làm việc ra sao mà tỷ lệ đơn thư khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp ngày một nhiều?.

Lại nói về chuyện tiếp công dân. Điều 9, Luật tiếp công dân có quy định 8 hành vi bị cấm trong việc tiếp công dân như nghiêm cấm việc thiếu trách nhiệm trong tiếp công dân, phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân. Luật đã rõ nhưng không phải lúc nào cũng được các “công bộc” của dân thực hiện. Tình trạng “ngâm” đơn, chậm giải quyết khiếu nại trước những phản ánh của công dân phải nói là phổ biến ở địa phương nào cũng có. Ngay như ông Huỳnh Phong Tranh cũng phải thừa nhận một thực tế là có vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhưng chưa thực hiện kịp thời.

Xin thưa với Tổng thanh tra rằng tình trạng chậm hoặc cố tình không thực hiện chỉ đạo của Chính phủ không phải hiếm, ngay như quận Hoàn Kiếm của Hà Nội, có vụ việc tại 11A Tông Đản, phường Tràng Tiền cả UBND thành phố rồi Văn phòng Chính phủ có chỉ đạo giải quyết thì tới hai năm sau sự việc vẫn giẫm chân tại chỗ, buộc người dân bức xúc gửi đơn tới các cơ quan chức năng khác. Ngay Thanh tra Chính phủ ban hành nhiều kết luận thanh tra nhưng việc giám sát cũng như thực hiện các kết luận ở không ít địa phương hết sức chậm chạp.

Nói tới việc tiếp và trả lời công dân mới thấy cái sự vòng vo né tránh của việc chuyển đơn. Câu chuyện diễn ra tại một tỉnh nọ mà chúng tôi không tiện nêu tên. Chuyện rằng, một người dân phát hiện và tố cáo một lãnh đạo huyện bao che cho sai phạm, ra quyết định không đúng khi cho một cá nhân vào chiếm đất nhà nước. Đương nhiên, theo Luật Khiếu nại tố cáo thì khi người dân có quyền tố cáo vị lãnh đạo đứng đầu huyện kia tới lãnh đạo UBND tỉnh. Nhưng lạ một nỗi, công dân chống tiêu cực gương mẫu của ta chỉ toàn nhận được phiếu chuyển đơn từ tỉnh thông báo việc nhận được đơn và yêu cầu UBND huyện giải quyết. Lạ thật, tự lãnh đạo huyện làm sai rồi được phép tự xử lý mình thì đâu còn là công lý.

Câu chuyện người dân phải theo đuổi 16 năm một vụ kiện mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nêu ra không những phản ánh nỗi đau của người dân mà qua đó cho thấy sự trì trệ của không ít cán bộ, cơ quan có trách nhiệm giải quyết đơn thư. Nếu làm cuộc khảo sát ở các cơ quan tiếp dân, các cơ quan công an, báo chí…mới thấy những vụ việc mà người dân theo đuổi từ 10 đến hơn 20 năm không phải là hiếm.             

Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Bắc Giang bị tù oan sai suốt một thời gian dài là một điển hình. Trong suốt thời gian ông Chấn ngồi tù đã có rất nhiều lá đơn được ông và gia đình gửi tới các cơ quan chức năng kêu cứu. Nhưng rất ít cơ quan hồi âm lại, vì người ta tin tưởng rằng cả một hệ thống pháp luật khép kín, cao nhất là Tòa án nhân dân tối cao định tội thì chẳng bao giờ có chuyện sai. Chính bởi sự ỷ lại, lười suy nghĩ và thái độ vô cảm của những người đại diện cho luật pháp đã biến một công dân lương thiện thành kẻ mang án tù. Nếu cơ quan chức năng làm tốt việc tiếp nhận và xử lý đơn của ông Chấn và người thân, chưa chắc người dân này đã phải đắm mình trong bản án oan gặm nhấm tuổi đời tới 10 năm.

Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tố tụng hình sự, dân sự… chúng ta đã có nhưng phải nói thật rằng, chỉ khi nào có cán bộ gây ra sai phạm bị xử lý thích đáng thì khi đó mới có tấm gương để mà soi vào, để mà có trách nhiệm hơn trong công việc. Nếu không làm nghiêm từ chính khâu quản lý giám sát, xử lý cán bộ thì việc lãnh đạo Bộ ăn bánh mỳ tiếp dân mãi vẫn chỉ là phần ngọn.

Lương Dân



 

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động