5 thói quen ăn uống vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe
F5 ngay những vật dụng gia đình sau đón Tết 2017 | |
Đồ ngọt: 'Kẻ thù' của nhiều vấn đề sức khỏe | |
Nguy hiểm từ việc hút thuốc lá nhập lậu |
1. Ăn quá nhanh
Ăn nhanh được coi là điều nên làm trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, khi ăn nhanh, bạn cũng bỏ qua việc thưởng thức món ăn. Điều này sẽ làm chậm việc trao đổi chất, chuyển hóa thực phẩm của cơ thể, đồng thời cũng khiến việc tiêu hóa không thể hoàn chỉnh.
Không chỉ có ăn quá nhanh, trong cuộc sống dù bạn làm điều gì một cách vội vã cũng kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể, làm hơi thở gấp hơn, máu được chuyển tới tay và chân khiến hệ tiêu hóa ngừng lại. Các enzyme tiêu hóa cạn kiệt, ruột vận chuyển tăng tốc gây tiêu chảy hoặc chậm lại gây táo bón, hấp thu dinh dưỡng giảm xuống một nửa.
Để thư giãn trước khi ăn, nên hít thở sâu để làm nở cơ hoành, kích thích dây thần kinh vagus từ não tới đại tràng, thư giãn cơ thể. Nên dành thêm ít phút cho bữa ăn, vì thời gian cho bữa ăn càng ít, bạn càng ít cảm thấy no.
2. Ăn vụng
Giấu thanh sôcôla hoặc gói bánh trong tủ áo, hộc bàn để ăn là thói quen của vài người.
Tuy nhiên, việc ăn vụng này thường đi liền với cảm giác xấu hổ, ngại ngùng, thậm chí vội vàng khiến cho não bộ không thể cảm nhận được "niềm vui ăn uống". Thói quen này chỉ tạo thêm sự căng thẳng, làm giảm tiết chất tạo sự thỏa mãn endorphins kích thích tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, đốt calo, kích thích trao đổi chất. Bạn sẽ càng ăn nhiều hơn trong điều kiện này.
3. Nhịn đói
Việc nhịn đói làm các dấu hiệu báo cơn đói của cơ thể bật lên trong ngày do thiếu năng lượng, dinh dưỡng dễ khiến bạn ăn mất kiểm soát sau đó. Đôi khi kiểu ăn này được gọi là hội chứng ăn đêm, phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ, gây tăng cân, thậm chí trầm cảm.
Khi đói chừng vài giờ, đường huyết giảm xuống, khiến bạn thèm các thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh như tinh bột, đường. Nhưng ăn món nhiều tinh bột sẽ khiến đường huyết tăng vọt, làm bạn đói nhanh hơn. Cùng với đó, vào buổi tối, cơ chế sinh học rơi vào trạng thái ngủ khiến thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ.
Bạn nên ăn đủ bữa trong ngày, làm món ăn nhẹ để ăn kèm và có kế hoạch cho chuyện ăn uống. Ăn thêm protein bổ sung mỗi 2-3 tiếng để giữ cân bằng đường huyết.
4. Ăn khi căng thẳng
Khi bị căng thẳng, nhiều người có xu hướng tìm tới thức ăn do sự giải phóng hormone cortisol trong tuyến thượng thận. Nồng độ cortisol tăng gây thèm ăn, đặc biệt là thèm đường, chất béo. Cortisol sẽ chuyển hóa lượng calo thừa thành chất béo vùng bụng, gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Căng thẳng cũng làm giảm tính acid trong ruột cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng. Không chỉ làm hại tiêu hóa, nó còn làm giảm khả năng tự hồi phục của cơ thể.
Bạn nên tự nhắc bản thân rằng ăn không thể giảm căng thẳng, thay vào đó bạn nên đi tắm, đi dạo, hít thở sâu, tập trung suy nghĩ tích cực hoặc nghỉ ngơi thư giãn...
5. Ăn không để tâm
Ăn uống khi làm việc khác dễ khiến bạn ăn liên tục. Nghiên cứu cho thấy càng tiếp cận với thức ăn dễ dàng và không giới hạn, mọi người càng ăn nhiều hơn. Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy người ta có thể ăn nhiều hơn đến 71% khi vừa ăn vừa ngồi xem tivi.
Khi dùng bữa, bạn nên ăn xong trước khi làm việc khác. Nếu có thói quen ăn khi xem tivi, bạn nên sớm từ bỏ chúng. Đồng thời, khi ăn một món nào đó, không ăn cả gói mà nên lấy ra đĩa để chia phần sẽ tốt hơn.
Theo Lan Thảo/Pháp luật Tp.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18