Trẻ bị bạo hành: Tâm lý sẽ bị tổn thương nghiêm trọng

14:20 | 22/04/2018
Trẻ em bị bạo hành chỉ bị tổn thương về thể chất và tinh thần trong thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và quá trình hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
tre bi bao hanh tam ly se bi ton thuong nghiem trong Gỡ vướng mắc cho giáo dục mầm non: Góc nhìn từ những cuộc khảo sát
tre bi bao hanh tam ly se bi ton thuong nghiem trong Hà Nội: Chấn chỉnh quản lý nhà nước về giáo dục mầm non
tre bi bao hanh tam ly se bi ton thuong nghiem trong Quá trình phát triển toàn diện nhân cách bị ảnh hưởng nghiêm trọng
tre bi bao hanh tam ly se bi ton thuong nghiem trong Dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành ở lớp

Mới đây, trên mạng xã hội lại xuất hiện clip ghi lại hình ảnh một giáo viên tại một cơ sở mầm non ở TP Vinh (Nghệ An) liên tiếp đánh vào người, mặt cháu bé ngay tại lớp học gây phẫn nộ và bất bình trong dư luận. Thực tế cho thấy, trước đó cũng đã xảy ra không ít vụ việc trẻ em bị bạo hành tại các cơ sở mầm non.

Theo các chuyên gia tâm lý, việc trẻ bị tổn thương về thể chất và tinh thần tại thời điểm bị bạo hành là không thể tránh khỏi. Điều đáng nói là quá trình hình thành và phát triển nhân cách phát triển toàn diện nhân cách của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

tre bi bao hanh tam ly se bi ton thuong nghiem trong

Trẻ bị bạo hành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện nhân cách. (Ảnh minh họa)

ThS. Đàm Thị Vân Anh, Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, trẻ bị bạo hành ở mọi lứa tuổi từ mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về thể trạng và tâm lý, đồng thời sẽ có những tác động tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ (cả về thể chất, tâm lý và xã hội).

Đối với những tổn thương về thể chất thì có thể chữa lành nhưng tổn thương về tâm lý sẽ kéo dài dai dẳng, thậm chí trở thành sự ám ảnh theo trẻ suốt cuộc đời. Trẻ bị bạo hành sẽ thu mình lại, ít giao tiếp, khó hòa đồng với cuộc sống xung quanh, sẽ có những nỗi ám ảnh, sợ hãi đối với những người có điểm tương đồng về độ tuổi, giới tính… với người đã từng bạo hành trẻ.

Hơn thế nữa, trẻ bị bạo hành còn có thể hình thành những suy nghĩ tiêu cực, hận thù và có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức. Có thể, nỗi ám ảnh tâm lý vì bị bạo hành nhiều khi được che giấu đi nhưng trong tiềm thức vẫn luôn luôn tồn tại.

Theo ThS. Đàm Thị Vân Anh, sở dĩ trẻ bị bạo hành có thể là do các cô giáo không được đào tạo bài bản, họ chỉ có suy nghĩ đơn thuần là phải đánh, mắng thì trẻ mới sợ và nghe lời; không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ; không nhận thức được hậu quả đối với những hành vi mình gây ra và không có kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực khi phải chịu nhiều áp lực trong công việc.

Từ đó, ThS. Đàm Thị Vân Anh đã đưa ra lời khuyên, đối với các cô giáo mầm non và bảo mẫu, trước khi đi vào làm công việc chăm sóc trẻ thì ngoài vấn đề yêu quý trẻ, các cô cần phải có kiến thức về chăm sóc trẻ vì giáo viên mầm non không chỉ đơn thuần là trông cho trẻ ngủ, trẻ ăn mà các cô còn hội tụ rất nhiều các yếu tố, am hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về nhiều lĩnh vực y tế, dinh dưỡng, ca, múa, nhạc… Đồng thời, phải có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, kỹ năng xử lý tình huống… để có thể làm tốt vai trò, trách nhiệm của một người chăm sóc trẻ.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này