Tham gia hoạt động tín dụng tiêu dùng:

Đừng để đơn giản thành phức tạp

12:31 | 15/07/2016
Thời gian qua, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh) liên tục tiếp nhận các nội dung phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Mặc dù theo phản ánh, giá trị của các vụ việc này không lớn, nhưng nó đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của thị trường tín dụng tiêu dùng.  
dung de don gian thanh phuc tap Chỉ còn cách chờ nghị định!
dung de don gian thanh phuc tap Nở rộ khuyến mãi: Ưu đãi thật hay giả?
dung de don gian thanh phuc tap Ra ngõ gặp tiếp thị
dung de don gian thanh phuc tap Thị trường hải sản tại Hà Nội trầm lắng: Cơ quan chức năng nói gì?
dung de don gian thanh phuc tap Tràn lan máy lọc nước: Quảng cáo hay, chất lượng bó tay!
dung de don gian thanh phuc tap

Để giải quyết vấn đề này, ngày 13.7.2016, tại Hà Nội, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nhằm góp phần minh bạch hoạt động trên thị trường tài chính. Được biết, tín dụng tiêu dùng là một hình thức khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới. So với tín dụng doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng có một số đặc điểm khác biệt như giá trị khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, chi phí kinh doanh cao. Các hoạt động tín dụng tiêu dùng thường được thực hiện dưới dạng các khoản vay để mua tài sản tiêu dùng có giá trị không lớn như xe máy, máy tính, điện thoại...

Điểm thuận lợi của các khoản tín dụng này được đánh giá là đơn giản so với các hồ sơ vay tại ngân hàng. Hầu hết, các công ty cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng không yêu cầu chặt chẽ về việc chứng minh tài chính, xác minh nhu cầu tiêu dùng hoặc các thủ tục liên quan khác. Bên cạnh đó, thời gian giải ngân cũng nhanh hơn và trong nhiều trường hợp khi mua sắm tài sản thì giải ngân ngay sau khi ký hợp đồng. Với lợi thế này, tín dụng tiêu dùng đã thu hút một bộ phận người tiêu dùng sử dụng.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người tiêu dùng cho thấy, hiện nay đã xuất hiện tình trạng nhân viên của các công ty tài chính có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, khi ký hợp đồng tín dụng, nhân viên của các công ty tài chính thường đưa ra các hợp đồng để trống lãi suất, sau ký kết vay tiêu dùng mới điền vào... Bên cạnh đó, các nội dung về điều kiện thanh lý sớm hợp đồng, phí phạt vi phạm... cũng không đầy đủ, chưa rõ ràng, dễ gây hiểu lầm làm cho người tiêu dùng nếu không nghiên cứu kỹ các điều khoản.

Để giải quyết tình trạng trên, đồng thời góp phần làm minh bạch hóa trong các hoạt động cho vay tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh đang xem xét giải quyết một số vụ việc đã nêu trên. Đồng thời cũng khuyến cáo với người tiêu dùng, trước khi tham gia các hoạt động tín dụng tiêu dùng cần tính toán thật kỹ số tiền chênh lệch, lãi suất trả góp và khi làm hợp đồng phải yêu cầu ghi rõ mức lãi suất, cơ sở tính...Ngoài ra, theo các chuyên gia, nếu không còn lựa chọn nào khác mới tham khảo hình thức tín dụng tiêu dùng tại các tổ chức tài chính. Còn nếu lựa chọn, cần chọn các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay có uy tín.

Nếu cần tư vấn, người tiêu dùng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số miễn phí 1800.6838 của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương để tham khảo thêm.

T.An

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này