Khuyến khích người dân tiếp tục dùng hàng Việt:

Tránh tình trạng việc ai nấy làm

12:22 | 15/07/2016
Đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng, 6 tháng đầu năm 2016, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu; phối hợp tổ chức 47 chợ hoa xuân, chợ nông sản thực phẩm; bán hàng bình ổn giá tại 1.165 điểm bán hàng... Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ tập trung vào tháng Tết, chưa thường xuyên.
tranh tinh trang viec ai nay lam 32 doanh nghiệp dược, mỹ phẩm bị xử phạt
tranh tinh trang viec ai nay lam Sản phẩm organic: Xu hướng của người tiêu dùng hiện đại
tranh tinh trang viec ai nay lam Nở rộ khuyến mãi: Ưu đãi thật hay giả?
tranh tinh trang viec ai nay lam Ra ngõ gặp tiếp thị
tranh tinh trang viec ai nay lam Câu chuyện pháp lý chưa có hồi kết
tranh tinh trang viec ai nay lam Thị trường hải sản tại Hà Nội trầm lắng: Cơ quan chức năng nói gì?

Mặc dù kết quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu được những kết quả khả quan, song theo bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - tới đây, việc đưa hàng Việt về nông thôn sẽ khó khăn hơn. Lý do, hoạt động này thường gắn với chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, song năm nay, Thành phố sẽ không tạm ứng vốn cho các doanh nghiệp vay để triển khai chương trình bình ổn giá như mọi năm.

tranh tinh trang viec ai nay lam

Do đó, sẽ rất khó vận động doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn. “Việc đưa hàng về nông thôn để thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” thì doanh nghiệp gần như không có lãi, nếu không có sự hỗ trợ về giá của Nhà nước” - bà Phương Lan nhấn mạnh.

Thế nên, theo Sở Công Thương Hà Nội, để cuộc vận động tiếp tục mang lại hiệu quả cao và có sức lan tỏa, thì ngoài việc tuyên truyền cho người dân, thì quan trọng hơn phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của doanh nghiệp cũng như bản thân người tiêu dùng… để hàng Việt Nam đứng vững trên sân nhà. Muốn được như vậy, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xây dựng các cơ chế, chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Với tư cách là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bà Lê Thị Kim Oanh cho hay, việc triển khai cuộc vận động đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, nhưng thực tế thời gian qua mới thấy sự nỗ lực ở một vài đơn vị, nên hiệu quả không cao như mọi năm. “Thậm chí, nhiều đơn vị còn không gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo. Nhiều quận, huyện chưa tích cực tham gia, không tuyên truyền, vận động bằng trực quan, như treo băng-rôn, khẩu hiệu, chưa tạo điều kiện, hỗ trợ mặt bằng để tổ chức các gian hàng, hội chợ hàng Việt Nam”- bà Oanh cho biết thêm.

Còn một số chuyên gia thì cho rằng, để hàng Việt thắng trên sân nhà trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTA, BTA) mà Việt Nam tham gia thì Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách hình thành các chuỗi cửa hàng bán hàng Việt cũng như nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong sử dụng nguyên liệu trong nước, sản xuất sản phẩm có chất lượng, giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần phát động phong trào thi đua sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam trong công nhân viên chức, người lao động.

Về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Vũ Hồng Khanh - Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đề nghị các đơn vị thành viên, Ban Chỉ đạo các cấp xem xét, đánh giá lại những việc làm được, chưa làm được trong thời gian qua và xác định nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể trong thời gian tới.

Trong đó, tiếp tục chú trọng tuyên truyền về hàng Việt Nam, xác định rõ các tiêu chí khi tôn vinh, bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giới thiệu hàng Việt Nam tới người tiêu dùng để nâng cao chất lượng cuộc vận động, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Các đơn vị thành viên, Ban Chỉ đạo các cấp cần phối hợp, thống nhất, bám sát chương trình của Ban Chỉ đạo Thành phố và chủ động xây dựng các chương trình cụ thể, phù hợp địa phương, tránh tình trạng “việc ai nấy làm”. Đồng thời, động viên, khuyến khích, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam hiệu quả, thuận lợi.

Hải Linh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này