Trị ung thư bằng sả, tỏi, nghệ: Chết sớm!

Không có chứng cứ khoa học nhưng hỗn hợp “ngũ vị thanh” gồm sả, tỏi, nghệ, nha đam và mật ong được tâng bốc trị nhiều bệnh hiểm.
tri ung thu bang sa toi nghe chet som Phẫu thuật bảo tồn cánh tay cho bệnh nhân ung thư xương
tri ung thu bang sa toi nghe chet som Nguy cơ ung thư, hư mắt vì ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện trào lưu kêu gọi mọi người “chữa bệnh thuận tự nhiên” và tỏ ý chê bai cách thức chữa bệnh theo phương pháp Tây y.

Một người đã liệt kê hàng loạt loại bệnh và khuyên không nên chữa trị bằng Tây y. Người này khẳng định: “Nhược điểm lớn nhất khi chữa bệnh theo trường phái Tây y là tốn kém kinh tế. Chưa hết, chữa bệnh bằng phương cách Tây y có nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe và thậm chí còn nhận hậu quả do các vấn đề về y đức và các rủi ro khác”.

“Cực tốt để điều trị ung thư”?

Để thu hút nhiều người tham gia trào lưu “chữa bệnh thuận tự nhiên”, một thành viên của nhóm có tài khoản Facebook là “Chữa bệnh thuận tự nhiên” đã viết: “Chúng ta có rất nhiều thứ cần phải thuận tự nhiên. Yêu thuận tự nhiên rất hạnh phúc. Sống thuận tự nhiên rất bình hòa. Làm việc thuận tự nhiên rất nhẹ nhàng. Ăn thuận tự nhiên luôn rất ngon… Chữa bệnh thuận tự nhiên cũng luôn đơn giản như tự nhiên nó vốn vậy”.

tri ung thu bang sa toi nghe chet som
Những thành phần “bào chế” thuốc “ngũ vị thanh” gồm sả, tỏi, nghệ, nha đam và mật ong trên Facebook “chữa bệnh thuận tự nhiên”. Ảnh: TRẦN NGỌC

Để “tâng bốc” trào lưu chữa bệnh thuận tự nhiên, thành viên này kêu gọi mọi người hãy tự “bào chế” một loại thuốc có tên “ngũ vị thanh”. Thuốc này gồm năm thành phần: Sả, tỏi (tỏi đen hoặc tỏi thường), nghệ, nha đam và mật ong. Người này hướng dẫn cách “bào chế” như sau: Xay nhuyễn sả, tỏi, nghệ, nha đam rồi cho vô hũ. Tiếp theo, đổ mật ong vào và đợi 5-7 ngày sau mới được sử dụng.

Nói đến công dụng của “ngũ vị thanh”, thành viên này khẳng định: “Ngũ vị thanh trị đau dạ dày, viêm phế quản, đau tim, đau xương khớp… Tuy nhiên, thuốc này cực tốt để điều trị ung thư”.

Thành viên này còn cho rằng bất kỳ ai cũng dùng được “ngũ vị thanh” và khuyên trẻ dưới một tuổi nên cho uống thường xuyên để tăng sức đề kháng.

Đáp lại lời kêu gọi của thành viên nói trên, nhiều thành viên khác đã tự “bào chế” và sử dụng thường xuyên “ngũ vị thanh”. Chưa hết, không ít thành viên còn dành nhiều lời khen có cánh cho loại thuốc này.

Sao không được nhận giải thưởng Nobel!?

“Sả, tỏi, nghệ, nha đam, mật ong có công dụng nhất định. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khẳng định từng loại trên có tác dụng điều trị ung thư, tim mạch, khớp…, kể cả khi năm loại nói trên kết hợp với nhau” - PGS-TS Nguyễn Thị Bay, khoa Y học cổ truyền BV ĐH Y Dược TP.HCM, nói.

Theo TS Bay, sả có tinh dầu, có thể có tác động trên bệnh lý cơ, khớp; nghệ tác động lên hệ thống tiêu hóa; tỏi có tính kháng sinh và tác động ổn định cholesterol máu; nha đam có tác dụng giải nhiệt và giúp dễ đi cầu. Riêng mật ong có tác dụng bổ dưỡng, pha chung với nghệ chữa được một số bệnh tiêu hóa. “Năm loại trên kết hợp nhau có thể có một số tác dụng đối với hệ tiêu hóa” - TS Bay nói thêm.

Đồng quan điểm trên, TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, cho biết thêm: Sả, tỏi, nghệ, nha đam, mật ong kết hợp với nhau có thể phòng ngừa được một số bệnh lý, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa sự thâm nhập của virus, vi khuẩn.

“Tuy nhiên, năm loại trên không chữa được nhiều bệnh cho dù kết hợp chung và uống thường xuyên. Chưa hết, nếu dùng thường xuyên thức uống nói trên sẽ có nguy cơ tiêu chảy gây mất nước, ảnh hưởng tính mạng do trong thành phần có nha đam. Ngoài ra, thức uống này không nên cho trẻ dưới một tuổi uống vì hệ thống tiêu hóa còn kém, rất dễ bị tiêu chảy do nha đam gây ra” - BS Lan lưu ý.

Theo BS Lan, do ảnh hưởng nhiều yếu tố nên một bệnh lý có nhiều thể loại bệnh khác nhau. Chẳng hạn, bệnh dạ dày có thể hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng) và thể huyết ứ (xuất huyết dạ dày). Nếu rơi vào thể hàn thì dùng thuốc nhiệt để điều trị và ngược lại. “Do vậy, một loại thuốc không thể điều trị cùng lúc nhiều bệnh. Nếu thức uống “ngũ vị thanh” được phổ biến trên các trang mạng có thể điều trị tất cả bệnh thì tác giả sản phẩm này chắc chắn nhận được giải thưởng Nobel” - BS Lan ví von.

“Đối với ung thư, các loại thuốc y học cổ truyền không thể được dùng để điều trị. Thuốc y học cổ truyền chỉ có tác dụng hỗ trợ nâng cao thể trạng cho người bệnh sau khi điều trị ung thư bằng phương pháp Tây y” - BS Lan nói thêm.

Y học cổ truyền không thể chữa khỏi ung thư

Khi mắc ung thư thì nên đến bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được điều trị. Y học cổ truyền chỉ có thể hỗ trợ loại bỏ một số tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị gây ra trong quá trình điều trị ung thư.

Đối với các bệnh lý khác như tim mạch, viêm gan siêu vi, phổi… thì nên điều trị Tây y.

PGS-TS NGUYỄN THỊ BAY, khoa Y học cổ truyền BV ĐH Y Dược TP.HCM

_____________________________

Sẽ chết nhanh nếu chỉ trị ung thư bằng thuốc truyền miệng

Một số loại ung thư có thể được điều trị hết hoặc kéo dài cuộc sống nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bằng Tây y. Càng kéo dài thời gian không chữa trị bệnh bằng Tây y do sử dụng các loại thuốc truyền miệng, không chứng cứ khoa học sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, tính mạng nguy kịch.

TS-BS PHẠM XUÂN DŨNG, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM

Theo Trần Ngọc/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động