Thay đổi số năm học mỗi cấp: Liệu có ý nghĩa gì?
THCS kéo dài tới 5 năm?
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ đã có nhiều thay đổi trong dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Theo đó, nội dung đổi mới đáng chú ý là xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông với 2 phương án khác nhau.
Ở phương án 1, giáo dục cơ bản được thực hiện trong 10 năm học, gồm 5 năm học giáo dục tiểu học và 5 năm học giáo dục trung học cơ sở (THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp trung học phổ thông (THPT) được thực hiện trong 2 năm học. Ưu điểm của phương án này là thời gian thực hiện giáo dục cơ bản thêm 1 năm so với hiện nay nên có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị kiến thức phổ thông nền tảng; độ tuổi 16 phù hợp hơn so với độ tuổi 15 trong phân luồng sau giáo dục cơ bản; Giáo dục THCS trong 5 năm học (thêm 1 năm học) sẽ tận dụng cơ sở vật chất đồng thời tăng thêm số lớp, số giáo viên của nhà trường, thuận tiện sinh hoạt chuyên môn và thực trạng giáo dục phổ thông hiện hành cho phép thực hiện. Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là phải điều chỉnh quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 về thời gian của mỗi cấp học giáo dục phổ thông và phải cơ cấu lại các yếu tố trong hệ thống giáo dục hiện hành.
Với phương án 2, giáo dục cơ bản được thực hiện trong 9 năm học, 5 năm học giáo dục tiểu học và 4 năm học giáo dục THCS, giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 3 năm học. Ưu điểm của phương án này là đảm bảo quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 và đảm bảo sự ổn định của hệ thống giáo dục hiện hành. Về hạn chế, Bộ GD-ĐT nêu thời lượng 9 năm học dành cho trang bị kiến thức phổ thông nền tảng, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp ở THCS còn ít so với yêu cầu mới trong khi giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm học ở THPT là nhiều.
Nhiều quan điểm phản bác!
Trong khi quan điểm của Bộ GD-ĐT có vẻ đang nghiêng về phương án 1 thì có khá nhiều chuyên gia tham dự phiên họp đã tỏ rõ băn khoăn. Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, việc áp dụng phương án 10 năm cho giáo dục cơ bản ở bậc THCS, đồng nghĩa với việc sẽ tăng thêm 1 năm với khoảng 1 triệu học sinh THCS. Điều này sẽ kéo theo vấn đề cơ sở vật chất với khoảng 30.000 phòng học mới cho học sinh. Trong khi đó, bậc THPT lại trở nên “rỗng ruột” khi bị rút từ 3 triệu xuống còn 2 triệu học sinh. Những vấn đề trên trước mắt là bất khả thi vì sẽ khó khắc phục được.
Đồng quan điểm, một giáo sư trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay:“Chi phí ở đâu cho việc thay đổi cơ sở vật chất này? Đội ngũ giáo viên sẽ thay đổi như thế nào? Liệu có phải đưa giáo viên THPT xuống dạy THCS… cho đỡ lãng phí? Tăng 1 năm cho bậc THCS và giảm 1 năm bậc THPT không có ý nghĩa gì trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bởi điều mấu chốt của đổi mới giáo dục hiện nay là thay đổi phương pháp học tập, chương trình - sách giáo khoa, tạo kỹ năng cho học sinh... vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo”- vị này cho hay.
PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cũng bày tỏ sự không đồng thuận với phương án 1 của Bộ GD-ĐT vì sẽ gây khó khăn với chi phí rất lớn. PGS Văn Như Cương cho rằng mô hình 5-4-3 (tiểu học 5 năm - THCS 4 năm - THPT 3 năm) như hiện nay đã ổn định và có thể giữ như thế, quan trọng là giảm tải chương trình, sách giáo khoa cũng như đẩy mạnh việc hướng nghiệp cho các em ở bậc phổ thông.
Còn góp ý về việc thiết kế lại hệ thống giáo dục quốc dân, ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng trường ĐH FPT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nghiêng về phương án “1-1-1-1” (tức bậc tiểu học vẫn học 5 năm, cấp THPT học 4 năm, CĐ học 3 năm và ĐH học 3-4 năm). Với mô hình này, hệ thống trường học sẽ quy hoạch lại để chỉ còn trường tiểu học, trường trung học (gộp giữa 2 bậc THCS và THPT), trường CĐ và trường ĐH. Chương trình học phổ thông được thiết kế lại thành hệ 9 năm, học sinh có bằng phổ thông khi 15 tuổi.
Được biết, trước khi trình Quốc hội, dự thảo sẽ được thông qua lại Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực lần nữa vào ngày 28/8 tới. Sau khi có ý kiến chính thức của Chính phủ, dự thảo tờ trình đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sẽ được công khai để lấy ý kiến rộng rãi của xã hội./.
Hữu Thành
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20