Thai phụ mắc rubella: Nhiều biến chứng nguy hiểm
Cần khám thai thường xuyên trước khi sinh
Sau 4 năm, nỗi đau mất con vẫn âm ỉ
Cưới nhau năm 2009, một năm đầu vợ chồng anh chị Hải – Nam kế hoạch. Sau một năm sống cảnh vợ chồng son, anh chị quyết định sinh con. Một tháng, 3 tháng, 6 tháng anh chị sinh hoạt đều đặn nhưng chị Hải vẫn không thể thụ thai. Đi bệnh viện khám, cả hai đều nhận được kết quả hoàn toàn bình thường, duy chỉ có anh thể trạng hơi yếu. Công cuộc “ tẩm bổ” cho chồng bắt đầu, ngày ngày chị Hải phải mua cả kg giá đỗ, ½ kg thịt bò, 3 lạng sò huyết… Ba tháng sau, chị Hải đã có thai. Gia đình hai bên mừng lắm. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Mang thai được 12 tuần, chị Hải bị sốt rubella lây từ đồng nghiệp. Đến viện khám, bác sĩ chỉ định chị đình chỉ thai nghén. Sốc nặng, nhưng chị Hải vẫn cố giữ con. Từ đó, chị cũng không đi siêu âm. Bỗng một ngày, chị bị đau bụng kèm băng huyết, gia đình vội vàng đưa chị đến viện thì thai đã chết lưu tự bao giờ. “ Tôi đã quá chủ quan, lại liều lĩnh nên đến giờ nỗi đau mất con vẫn luôn đau đáu trong tim. Giá như mình đình chỉ thai nghén sớm hơn còn đỡ, đằng này, con đã được 27 tuần rồi mà vẫn không giữ nổi…” – chị Hải ngân ngấn nước mắt kể lại.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh rubella ở trẻ nhỏ thường nhẹ, ít biến chứng, nhưng với phụ nữ mang thai thì hậu quả rất nặng nề. Nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh và nhiều trẻ mắc đa dị tật). Có tới 70-90% số trường hợp mắc dị tật bẩm sinh.
Phòng tránh bằng tiêm vắc-xin
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ sản trung ương thì có những trường hợp hiếm con nhưng vì không biết cách phòng tránh nên đã bị nhiễm rubella. Thực sự là có những trường hợp bỏ con vì rubella rất đáng tiếc. Ở mùa dịch năm 2011, hầu hết các thai phụ nhiễm rubella đến viện đều đang ở tuần thứ 12-18. Cá biệt có người đang mang thai đến tuần thứ 27 nhưng vì mẹ nhiễm rubella ngay từ tuần thứ 13 mà không hay biết nên cuối cùng cũng đành phải bỏ thai.
Tiến sĩ Cường phân tích thêm, với bệnh nhân nhiễm rubella đang mang thai trước 12 tuần thì gần như phải đình chỉ thai nghén 100% bởi nguy cơ đứa trẻ mắc bệnh (gây các dị tật) là rất cao. Nếu thai sau 18 tuần thì nguy cơ sẽ giảm, nhưng không có nghĩa là không có. Từ 12-18 tuần sẽ trong phạm vi được các bác sĩ nghiên cứu, thảo luận trước khi đưa ra quyết định. Tất cả các trường hợp đều được xem xét kỹ lưỡng về thời điểm có thai, thời điểm nhiễm rubella và được tư vấn về việc nên đình chỉ thai nghén hay nên giữ. “ Hiện, mọi chẩn đoán trước sinh đối với trẻ nhiễm rubella là rất khó. Các dị tật có thể gặp đối với trẻ nhiễm rubella thường liên quan đến mắt (mù, đục thủy tinh thể,…), điếc tai hoặc các bệnh về tim (hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, hẹp van hai lá,…). Khả năng chẩn đoán thai nhi có bị nhiễm rubella từ trong bụng mẹ gần như là không thể. Thông thường phải đợi đến sau đẻ mới có thể khẳng định được. Đây là bệnh mà chẩn đoán và xử lý phức tạp” - ông Cường nhấn mạnh.
Hiện bệnh không có thuốc chữa nên các chuyên gia khuyến cáo phòng bệnh bằng cách tiêm phòng là phương pháp tối ưu nhất. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai nên đi tiêm phòng trước 3 – 6 tháng. Cứ theo chu kỳ (4 - 5 năm/lần), thì năm nay sẽ rơi vào đỉnh dịch. Vì thế, những phụ nữ chuẩn bị mang bầu nên có kế hoạch sớm để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Bộ Y tế đang triển khai chương trình tiêm miễn phí vắc-xin sởi-rubella trên toàn quốc. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay mà Việt Nam triển khai với viện trợ vắc xin, kinh phí từ GAVI (Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Vắc xin phục vụ chiến dịch tiêm chủng này có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm định và hiện đang sử dụng tại 39 nước trên thế giới. Tỉ lệ phản ứng nhẹ sau tiêm (sốt tại chỗ) là khoảng 5%. Trong số 23 triệu liều vắc xin được tiêm trong cả chiến dịch, hiện đã có 5 triệu liều về Việt Nam và đã được kiểm định, sẵn sàng đưa về các địa phương. Công tác điều tra đối tượng của chiến dịch tiêm chủng này đã hoàn tất tại các địa phương. Theo kế hoạch, đợt 1 của chiến dịch được triển khai trong tháng 9 và 10 cho trẻ có độ tuổi từ 1 - 5. Đợt 2 sẽ diễn ra trong tháng 11 và 12, cho trẻ từ 6 - 10 tuổi và đợt 3 diễn ra vào tháng 1 và 2/2015 cho trẻ từ 11 - 14 tuổi. Các điểm tiêm chủng sẽ được triển khai tại trạm y tế xã, phường, trường học. |
Phương An
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38