Phong trào “3 sạch” giúp đẩy lùi dịch bệnh
Truyền thông phòng bệnh phải đi trước chữa bệnh | |
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết | |
Phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sốt xuất huyết |
“Rục rịch” mùa dịch sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 5/2019, cả nước đã ghi nhận hơn 67.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến ngày 14/6, đã ghi nhận 502 trường hợp mắc SXH, chưa có trường hợp tử vong.
Diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại quận Đống Đa. Ảnh: Nam Trần |
Các bệnh nhân phân bố rải rác tại 168 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, nếu như trong tháng 4/2019, toàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 10 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì trong những tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2019, số ca mắc đã tăng lên khoảng 70-80 ca/tuần.
Kết quả giám sát vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn Hà Nội những năm qua như: Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); phường Trung Tự và phường Phương Liên (quận Đống Đa); phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)… cho thấy, đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ gây dịch bệnh thời gian gần đây.
Ngoài ra, theo chu kỳ, hiện bắt đầu bước vào mùa cao điểm của dịch SXH tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, vì thời tiết nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Trong khi đó, thời tiết miền Bắc biến động thất thường, nền nhiệt chênh lệch giữa ngày - đêm lớn, độ ẩm trong không khí cao tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, các loại côn trùng, ấu trùng (muỗi, bọ gậy…) sinh sôi, phát triển; cộng với đặc điểm của hầu hết quận, huyện trên địa bàn Hà Nội: Nhiều công trình đang xây dựng, mật độ dân số đông, lượng người dân từ nơi khác về cư trú lớn, nhiều nhà trọ… dẫn tới điều kiện sống thiếu ổn định, khó kiểm soát tình hình vệ sinh môi trường cũng như nguồn lây. Đây là yếu tố hàng đầu khiến SXH có điều kiện bùng phát.
Với các huyện ngoại thành, xa trung tâm thành phố như: Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất… có nhiều cây cối, ao hồ, nhiều khu vực chăn nuôi, trồng trọt… nên nếu người dân không tự giác giữ gìn vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sinh sôi, phát triển và lây truyền SXH.
Nhằm tăng tính chủ động ứng phó với SXH, mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu cho chính quyền huy động lực lượng và phát huy sự hợp tác hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể, trong đó có Hội Phụ nữ các cấp, triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh.
“3 sạch” ngăn ngừa dịch bệnh
Năm 2017, 2018, quận Cầu Giấy có số ca mắc SXH nhiều, 7/8 phường được thành phố đánh giá có nguy cơ mắc SHX ở mức độ cao. Tuy nhiên, 3 tháng đầu 2019, 18 trường hợp mắc SXH (trên toàn quận) đều được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng. |
Thực tế tại Hà Nội, qua sự phối hợp trách nhiệm của hội viên phụ nữ với trung tâm y tế và hiệu quả trong thực hiện Cuộc vận động “3 sạch” do Hội Liên hiệp phụ nữ phát động từ năm 2010 với mục tiêu “sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp” đã giúp nhiều nơi đã kiểm soát tốt, không để SXH trở thành mối lo. Tại quận Thanh Xuân - một trong những “điểm nóng” của Hà Nội về SXH với gần 2.900 ca (năm 2017), có thời điểm cao điểm của dịch, trung bình mỗi ngày quận có 1-3 ca mắc mới. Nhưng vào thời kỳ đỉnh điểm đó, riêng tại tổ dân phố 3, 4 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, HN), nhờ sự tích cực trong hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường của hội viên Chi hội Phụ nữ số 2 trên địa bàn, số ca mắc SXH của Tổ chỉ khoảng 5 - 6 trường hợp/trong cả đợt dịch của năm; năm 2018 cả Tổ chỉ có 2 ca mắc SXH do bị lây từ nơi khác.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy - Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ số 2 cho biết: Bên cạnh việc phối hợp với cán bộ y tế tới từng nhà tuyên truyền để người dân biết cách dự phòng, chăm sóc người mắc SXH, phối hợp để phun hóa chất diện rộng diệt muỗi trưởng thành…, đều đặn sáng thứ 7 hàng tuần, hội viên Chi hội Phụ nữ số 2 lại ra quân thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu; nhắc nhở các gia đình thau rửa dụng cụ chứa nước, thả cá diệt loăng quăng, bọ gậy… không để muỗi gây bệnh SXH có nguy cơ sinh trưởng, truyền bệnh.
“Kết quả này có được là nhờ sự chủ động và phối hợp hiệu quả của cơ sở y tế với các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Hội Phụ nữ” - bà Nguyễn Hải Yến, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy khẳng định. “Không chỉ thường xuyên lồng ghép kiến thức phòng chống SXH vào các buổi sinh hoạt Chi bộ, các hội viên phụ nữ còn trú trọng thực hiện Cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, chủ động phối hợp lực lượng y tế đến các công trình xây dựng dở dang, khu công cộng để hút nước, đổ cát, rắc vôi bột… nhằm xử lý nước tù, đọng; đến từng gia đình, nhà trọ kiểm tra từ lọ hoa, chậu nước… không cho muỗi có cơ hội sinh sôi” - bà Hoàng Kim Bình, Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ 14 (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ.
Được biết, thời gian vừa qua, Quận Hà Đông cũng yêu cầu các phường trên địa bàn huy động mọi nguồn lực kiểm soát và xử lý hiệu quả các điểm phát sinh muỗi, lăng quăng và bọ gậy. Cụ thể, rà soát các công trình xây dựng, công trình công cộng, trường học… để tổ chức diệt bọ gậy; đồng thời, đôn đốc lực lượng cộng tác viên phòng, chống sốt xuất huyết “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân giám sát chặt chẽ và xử lý ổ bọ gậy ở các hộ dân cư.
Còn tại quận Long Biên, 14/14 phường, các tổ dân phố, cơ quan, xí nghiệp, trường học, điểm công cộng… vừa đồng loạt tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh SXH. Bà Lương Thị Minh Nguyệt, Trưởng phòng Y tế quận Long Biên cho hay, kết thúc chiến dịch đã có 71.818/ 74.126 hộ gia đình được kiểm tra các ổ bọ gậy, lăng quăng và 111.574 dụng cụ chứa nước, trong đó phát hiện 3.545 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, được xử lý kịp thời.
Từ thực tế này cho thấy, bên cạnh các biện pháp phòng, chống dịch của ngành Y tế, các địa phương cần chú trọng đến công tác vận động, tổ chức tuyên truyền đến tận nhà dân để mọi người tự giác thực hiện vệ sinh môi trường hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, vi khuẩn phát tán.
D.Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30