Nỗi lo cha mẹ chọn trường cấp 3 cho con
Anh Thắng tâm sự thật sự mệt mỏi với áp lực vợ đặt lên cả gia đình từ ngày cậu ấm của nhà bước vào lớp 9. Trong khi anh muốn gia đình đầu tư hết mức cho con nhưng phải phù hợp với lực học của cháu và tài chính gia đình thì chị Mai, vợ anh một, hai bằng mọi giá ép con luyện thi trường chuyên, lớp chọn. Theo quan niệm của chị Mai, muốn thành công buộc phải vào đại học "ngon", mà trường nổi cấp 3 là cầu nối ngắn nhất. "Tỷ lệ đỗ đại học ở những trường cấp ba danh tiếng luôn cao hơn so với trường thường. Ngoài ra, ở đó, đa phần học sinh ngoan, chăm chỉ nên muốn tốt cho con, tôi đành phải nghiêm khắc, thậm chí đôi lúc hơi chuyên quyền".
Phụ huynh căng thẳng chờ con trước cửa phòng thi. |
Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu năm học, chị đã bỏ công tìm hiểu, tham khảo những địa chỉ lò luyện thi uy tín nhất ở Hà Nội, mời thêm gia sư đến nhà dạy con. Dù biết con trai có ý thức học nhưng chị Mai vẫn kè kè bên cạnh lúc cháu học bài, không để hở một phút riêng tư nào cho cậu ấm. Kỳ thi vừa kết thúc, chưa kịp nghỉ ngơi, chị sốt ruột, đứng ngồi không yên, hết tra đáp án lại dò la điểm chuẩn. Ngoài ra, chị còn thúc giục chồng nhanh chóng nối lại quan hệ với cậu bạn cũ, hiện là giáo viên ở ngôi trường mình đang nhắm đến để lo lót tìm cửa nếu con trượt. Sự lo lắng quá đà của chị Mai khiến anh Thắng và con trai từ mệt mỏi đến khó chịu, cáu gắt. Anh Thắng nói: "Nhiều lúc tôi thấy bí bách khi ở nhà chứng kiến cảnh vợ tra khảo con học gì, không đỗ trường chuyên thì làm sao? Con trai tôi chỉ muốn có kỳ nghỉ hè yên bình mà cũng không yên với mẹ. Biết là vợ thương con nhưng nếu cứ đặt áp lực lên cháu tôi thấy chán nản vô cùng".
Chị Mai, gia đình anh Công, quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng căng như dây đàn từ lúc cô con gái út bước vào ôn thi cấp ba. Mong muốn con đỗ trường tốt làm rạng danh gia đình, anh Công không tiếc hứa hẹn thưởng điện thoại iPhone, xe đẹp, nhiều tiền mua sắm nếu con gái thi đỗ. Dù bận việc đến mấy nhưng vợ chồng anh chị không bao giờ trễ việc đưa đón "công chúa" đi học thêm. Để tiện chăm sóc, vợ anh còn chuyển lên ngủ cùng để thuận việc chăm sóc con.
Thậm chí thời gian đồng hành cùng con ôn thi, vợ anh Công còn suy nhược thần kinh vì lo lắng quá mức. Bữa ăn của gia đình không chuyện gì khác ngoài việc: “Nếu không đỗ trường này, thì không biết sẽ ra sao”. Anh Thắng tâm sự: "Ngày xưa vợ chồng tôi học ít, chỉ chăm buôn bán nên bây giờ hy vọng đổ dồn cho con. Tài chính nhà tôi không lo nhưng văn hóa học chỉ mỗi cháu theo được. Cháu đỗ trường tốt thì vợ chồng tôi cũng tự hào vừa biết làm ăn, vừa dạy con con giỏi". Ngược với sự lo lắng của bố mẹ, Thảo Anh lại rất bình tĩnh. Theo cô bé, dù hiểu sự mong mỏi của bố mẹ nhưng mỗi người có một ý kiến riêng. Với Thảo Anh, việc học muốn tốt không phải bố mẹ cứ ép là được mà phải chính từ nỗ lực bản thân. Thảo Anh cho rằng nếu không đỗ trường chuyên, có thể tìm trường nội trú để học vì muốn “tự lập dần để vững vàng hơn trên con đường đời”.
Trái với tình hình căng thẳng chờ đợi kết quả thi của nhiều gia đình, chị Mai Hoa, phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tương đối nhàn và thoải mái. Thay vì nhồi nhét con học ngày đêm, chị Hoa cho con quyền tự do lựa chọn trường mong muốn. Chị chỉ phân tích cho con điểm mạnh, điểm yếu của các trường để cháu thấy thấu đáo hơn.
Theo chị, không phải cứ phải vào trường điểm con mới thành công mà kỹ năng sống, những hiểu biết con thu được khi học mới là điều quan trọng. Sau khi tìm hiểu kỹ, gia đình chị thống nhất đồng ý trường cấp 3 con chọn - THPT FPT. Đây là một trong hai ngôi trường ở Hà Nội nhận học sinh nội thành học nội trú. "Học nội trú từ cấp 3 là cách giúp con trưởng thành sớm, tiết kiệm thời gian vào đời. Khi lên bậc đại học, mỗi học sinh đã vững vàng với khả năng sống độc lập thay vì chấp chới học cách thích nghi với việc không còn bao cấp của bố mẹ. Mô hình học này khá phổ biến ở nước ngoài vì ngoài kiến thức trường lớp, các con còn được rèn luyện nhiều kỹ năng, cách sống tập thể", chị Hoa chia sẻ.
Dù không ở Hà Nội nhưng chị Huyền, TP Lào Cai lại muốn gửi con xuống Hà Nội học cấp 3. Do không có người thân ở thủ đô nên ngoài việc tham khảo kỹ các trường, chị Huyền cũng xin ý kiến trên nhiều diễn đàn. Mong muốn của anh chị là chọn trường nội trú nào đó để cho cháu học. "Con tôi học lực khá, ngoan nhưng dễ bị bạn bè lôi kéo nên rất muốn cháu được ở trong môi trường tốt, hạn chế bạn bè xấu. Mục đích cao nhất là cháu có thể tự lập, hiểu cuộc sống hơn và thi đỗ đại học".
Học sinh làm bài kiểm tra năng lực đầu vòa của THPT FPT. |
Sau khi tham khảo nhiều lời khuyên, chị quyết định sắp tới gửi con học trường FPT. Chị nhận xét trường xét tuyển và cho các con làm bài kiểm tra năng lực tính toán và IQ chứ không phải học thi căng thẳng nhồi nhét nên vừa tầm với khả năng của con. Ngoài ra, chị hài lòng với học theo cách dạy mới nên học sinh không phải ôm vở tụng thuộc lòng suốt ngày, lại được sinh hoạt các câu lạc bộ nghệ thuật; tăng cường học tiếng Anh, nên cũng hợp với việc định cho con đi du học sau này.
Theo chuyên gia tâm lý Hoàng Hải, bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn tương lai tốt đẹp cho con cái nhưng nhiều người vô tình lại biến điều đó thành áp lực, không hiểu rõ điều con mong muốn. Để được sống thật với bản thân, các bạn trẻ cần tìm được cách riêng để có tiếng nói chung với bố mẹ. Sống tích cực, biết bày tỏ quan điểm cũng là cách giúp giới trẻ có thêm cơ hội để đi trên con đường mình đam mê.
"Học nội trú, con gần như tách khỏi cha mẹ. Trẻ sẽ phải học cách xoay sở với những tình huống phong phú trong cuộc sống, học cách quản lý thời gian, chi tiêu, tự mình làm nhiều việc. Con cũng sẽ trải nghiệm cảm giác thiếu vắng sự săn sóc của cha mẹ, mà từ đó trân trọng hơn tình cảm gia đình. Hơn nữa, con cũng sẽ học được nhiều điều bổ ích từ chính bạn bè mình trong điều kiện 24/24 ở cùng các bạn", anh Hải cho biết thêm.
Theo Văn Hữu (Vnexpress.net)
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26