Nín thở khi đi vệ sinh tại bệnh viện
Phong bì bệnh viện: Khó cấm! | |
Cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông bị vỡ tim | |
Bộ Y tế lập trang web đường dây nóng |
Vấn đề vệ sinh hiện nay tại các bệnh viện đang là nỗi ám ảnh của người dân khi hằng ngày phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, hôi thối.
Nhà vệ sinh cũng phân biệt đẳng cấp
Có mặt tại nhà D, Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện K (43 Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào thời điểm 11 giờ 30 (giờ được phép thăm nuôi bệnh nhân), trong thời tiết tháng 6 oi bức, nóng lực khiến người khỏe còn khó chịu chứ không phải những người ốm, nhưng càng khó chịu hơn khi phải ngửi mùi hôi thối, xú uế bốc ra từ các khu nhà vệ sinh ở đây. Đi vào sâu bên trong nhà vệ sinh, hình ảnh ghê sợ đập vào mắt phóng viên là một nhà vệ sinh sập xệ, rêu mốc, cáu bẩn rất phản cảm với môi trường vô trùng của bệnh viện. Như vậy mới thấy nỗi khổ của những người mang trọng bệnh, khi họ đang phải hằng ngày hằng giờ chịu đựng đau đơn của bệnh tật mà vẫn phải sinh hoạt trong khu vệ sinh bẩn thỉu. Nhưng vấn đề hơi lạ ở Bệnh viện K mà phóng viên nhận thấy, nếu bệnh nhân và người nhà muốn đi vệ sinh sạch hơn thì chấp nhận đi vệ sinh dịch vụ. Còn đối với những người bệnh kinh tế khó khăn, dù biết nhà vệ sinh bẩn, họ vẫn phải chấp nhận “sống chung với lũ”. Bởi, với việc chiến đấu với bệnh tật “dài hơi” cộng với tình trạng sức khỏe yếu thì họ thật khó để có thể liên tục được hưởng nhà vệ sinh “VIP”.
Thực trạng nhà vệ sinh ở Bệnh viện K, khiến bệnh nhân và người nhà mỗi lần đi vệ sinh phải nín thở. |
Theo bà Nguyễn Thị Lành (quê Hà Nam, đi chăm con trai bị ung thư xương) cho biết: Nhà vệ sinh ở đây bẩn quá, ngay cả gáo nước dùng để múc nước cũng két bẩn. Cùng đó, cửa phòng vệ sinh thì hư hỏng nặng không được sửa chữa. Nhiều lúc bồn cầu bị tắc bà phải cõng con đi nhờ khu vệ sinh khác hoặc nếu không đi nhờ được thì đành phải vừa giải quyết vừa nín thở.
Ẩm thấp mất vệ sinh
Cùng đó, bệnh nhân Nguyễn Minh Hải (quê Hưng Yên), hiện đang điều trị ung thư gan tại tầng 3 - Khoa Ngoại tổng hợp nhà D cho biết thêm, ông bị ung thư gan giai đoạn cuối nên đã phải nằm điều trị ở đây khá lâu. Mỗi lần đi vệ sinh là một sự ám ảnh, tường thì bong tróc, nứt nẻ như muốn sập xuống, phía dưới nhà vệ sinh thì xung quanh bám két chỗ vàng, chỗ đen rất kinh. Thiết nghĩ, vì có bệnh nên bất đắc dĩ phải vào đây, vậy mà phải sinh hoạt ở khu vệ sinh lại ẩm thấp và bẩn như vậy rất khó chịu. “Tôi thường gọi Bệnh viện K là chốn đi cuối cùng của mình. Vậy mà, chốn cuối cùng của tôi cũng không được thanh thản”- ông Hải than thở.
Sau khi ghi nhận thực trạng diễn ra tại khu nhà vệ sinh ở Bệnh viện K, phóng viên Báo Lao Động Thủ đô lại tiếp tục ghé thăm Bệnh viện Việt Đức (40 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Phải công nhận đa số các khu nhà vệ sinh ở đây có vẻ khá hơn, song vẫn có một số nhà vệ sinh cần phải nâng cấp để đúng tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt. Vẫn trên lịch trình tìm hiểu, phóng viên đến Bệnh viện Đa khoa Nam Thăng Long (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), thì thấy thực trạng khu nhà vệ sinh ở đây không khác là mấy so với tình trạng mất vệ sinh của Bệnh viện K. Tại khu nhà vệ sinh của nhà C và nhà A bệnh viện này luôn nằm trong tình trạng mất vệ sinh trầm trọng. Tại dãy nhà C, cả 4 tầng đều có nhà vệ sinh thì có đến 3 tầng nhà vệ sinh quá bẩn, tầng trên cùng dành cho cán bộ nhân viên thì tạm chấp nhận được. Với tình trạng mất vệ sinh trầm trọng như vậy, nhiều bệnh nhân cho biết họ không dám đi vệ sinh ở khu vệ sinh của bệnh viện mà phải đi vào các dụng cụ tại chỗ như bô, chậu rồi nhờ người nhà mang đi đổ.
Như vậy, có đi thực tế các khu nhà vệ sinh của nhiều bệnh viện lớn mới thấy được tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cũng như tình trạng mất vệ sinh đã tồn tại từ lâu, nhưng hầu như các bệnh viện thiếu quan tâm. Từ đó có thể hiểu, tại sao bệnh nhân và người nhà lại thấy kinh hoàng mỗi lần phải đi vệ sinh. Và càng thương hơn người bệnh khi đang phải chiến đấu với bệnh tật, nỗi lo của cơm áo, nhưng vấn đề sinh hoạt không được đảm bảo càng khiến người dân thêm bức xúc. Trong khi, người bệnh đến khám, chữa bệnh họ đều phải chi trả tiền tương ứng với bệnh của mình không kể phải thêm “phí bôi trơn” thì càng đặt ra câu hỏi với các bệnh viện lớn cần phải làm gì để đảm bảo nhu cầu tối thiểu người bệnh.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41