Những chuyến đò “tìm” con chữ
Mơ ước được đi học của 2 đứa trẻ mù | |
Lội sông Hồng tìm chữ |
Nỗi buồn của người dân bản Vui
Bản Vui có gần 60 em học sinh. Hàng ngày, từ sáng sớm, bên bờ sông đã thấp thoáng bóng học sinh chờ đò. Không áo phao nhưng nhiều em nhỏ cũng vẫn lên đò sang sông để đến trường. Con đò lắc lư, tròng trành theo con nước đã trở thành phương tiện quen thuộc không thể thiếu của các em.
Tuy nhiên, hành trình đi tìm con chữ của các em cũng vô cùng gian nan. Vào mùa nước cạn, con sông hiền hòa, việc đi học của các em còn đều đặn. Nhưng khi mùa mưa lũ đến, dòng sông Mã bỗng trở nên dữ dội, con đò nhỏ nhiều lúc không đủ sức để vượt dòng nước lũ. Cũng không ai đủ can đảm chèo đò qua sông vào những thời điểm ấy bởi nỗi lo sợ bị dòng nước cuốn trôi...
Học sinh vượt sông đến trường trên những con đò |
Được biết, chiếc đò qua con sông do dân tự góp tiền mua. Mỗi một hộ gia đình sẽ trực để đưa đò 3 ngày. Cứ như vậy, cả bản làng sẽ quay vòng thay phiên nhau đưa đò. Chính vì lẽ đó mà kinh nghiệm lái đò, hiểu về nguồn nước đối với một số hộ cũng không nhiều, chưa kể đến những hôm người già trực, sức yếu tay mềm nên rất nguy hiểm. Một người dân bản Vui chia sẻ: “Cuộc sống ở đây vất vả lắm các chú ạ, nhưng biết làm sao được.
Tương tự học sinh bản Vui, tại các xã Phùng Minh, Phùng Giáo, Vân Am của huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), hàng ngày học sinh cũng vẫn phải liều mình vượt sông bằng bè mảng, cầu phao tạm bợ. Hình ảnh từng hàng đoàn học sinh với xe đạp lỉnh kỉnh chòng chành trên những chiếc bè mảng khiến không ít người rùng mình vì sự hiểm nguy kề cận đối với các em. Ông Bùi Văn Minh, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc cho biết: “Vào mùa mưa lũ, nước dâng cao, ngay cả cầu phao cũng bị nhấn chìm thì bè mảng chẳng có tác dụng gì. Có khi cả tháng trời các thôn bản bị cô lập, qua sông vào những thời điểm đó rất nguy hiểm, vì thế chúng tôi thường cho con em nghỉ học”. |
Đời chúng tôi không được học hành nên mới khó khăn, nay bằng giá nào cũng phải cho con đến trường. Chúng tôi cũng mong muốn chính quyền quan tâm, xây dựng được cái cầu để con cháu đi học đỡ nguy hiểm hơn. Những đoạn đường các em đến trường đã gặp không ít hiểm nguy, nhưng khó khăn hơn cả có lẽ là lúc đặt chân lên thuyền”.
Trèo đèo, vượt suốt đến trường
Không chỉ khó khăn lúc qua sông, học trò bản Vui còn phải trèo đèo, băng rừng vượt núi hơn 10km để đến trường. Những ngày trời nắng còn đỡ, nhưng khi mưa xuống, đường trở nên lầy lội, khó đi, rất nguy hiểm cho các em nhỏ. Em Hà Nhật Long (học sinh trung học cơ sở) kể, mỗi ngày, em phải dậy từ lúc trời còn chưa kịp sáng. Ăn vội vài miếng cơm nguội còn sót lại lúc đêm rồi nhanh chân chạy ra bến đò nơi có các bạn đang đợi để cùng nhau đến trường.
Những ngày trời nắng còn đỡ, khi trời mưa xuống, con đường trở nên lầy lội. “Những hôm trời mưa, khi đến trường là quần áo chúng em đã lấm lem bùn đất, có lần bạn em còn bị ngã gãy cả tay. Mệt thì có mệt nhưng chúng em vẫn thích đi học. Ước mơ của em là học thật giỏi để sau này làm bác sỹ”, Long nói.
Với những người cha, người mẹ thì nỗi lo nghĩ về các con khi đến trường cũng luôn hiện hữu. Một người phụ nữ trong bản Vui, chia sẻ: “Mỗi ngày con đến trường chúng tôi đều nơm nớp lo lắng, nhưng gia đình thì hoàn cảnh, bố mẹ còn phải đi làm nương rẫy, không thể theo con từng bước chân được. Ngày nào thấy con về đến nhà là tôi mừng, còn khi nào chưa thấy con về đến nhà là lòng tôi cứ như lửa đốt”.
Tương tự học sinh bản Vui, tại các xã Phùng Minh, Phùng Giáo, Vân Am của huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), hàng ngày học sinh cũng vẫn phải liều mình vượt sông bằng bè mảng, cầu phao tạm bợ. Hình ảnh từng hàng đoàn học sinh với xe đạp lỉnh kỉnh chòng chành trên những chiếc bè mảng khiến không ít người rùng mình vì sự hiểm nguy kề cận đối với các em.Vào mùa mưa lũ, nước dâng cao, ngay cả cầu phao cũng bị nhấn chìm thì bè mảng chẳng có tác dụng gì. Có khi cả tháng trời các thôn bản bị cô lập, qua sông vào những thời điểm đó rất nguy hiểm, vì thế không ít gia đình phải cho con em nghỉ học…
Chia sẻ về những khó khăn của bà con bản Vui, đại diện UBND xã Thanh Xuân, cho biết: Trong toàn xã có 2 bản phải qua đò. Trong đó bản Vui là khó khăn nhất. Xã đã kiến nghị nhiều lần lên chính quyền các cấp xin kinh phí xây cầu nhưng vẫn chưa được. Vẫn biết các em học sinh đi học vất vả, chính quyền đã vận động các hộ gia đình ở trung tâm xã tạo điều kiện cho các em trú lại những ngày mưa to gió lớn, để không xảy ra tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Theo lãnh đạo huyện Ngọc Lặc: Huyện cũng mong muốn tạo điều kiện cho con đường đến trường của các em học sinh được an toàn và thuận lợi. Nhờ sự hỗ trợ của tỉnh và tổ chức Lramp nên huyện Ngọc Lặc đã có dự án xây 2 cầu treo dân sinh tại xã Phùng Minh là cầu Chu và Cầu Mui, còn tại xã Vân Am cũng đã có dự án xây cầu Mết. Tuy nhiên, cả 3 dự án trên đều chưa triển khai nên nhân dân phải đi bằng bè mảng, cầu phao gây mất an toàn. Trong thời gian chờ đợi dự án, Ban an toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn cho bà con khi đi trên cầu tạm, bè mảng, đồng thời phát áo phao để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh và người dân khi qua sông.
Bản Vui có gần 60 em học sinh. Hàng ngày, từ sáng sớm, bên bờ sông đã thấp thoáng bóng học sinh chờ đò. Không áo phao nhưng nhiều em nhỏ cũng vẫn lên đò sang sông để đến trường. Con đò lắc lư, tròng trành theo con nước đã trở thành phương tiện quen thuộc không thể thiếu của các em. Tuy nhiên, hành trình đi tìm con chữ của các em cũng vô cùng gian nan. Vào mùa nước cạn, con sông hiền hòa, việc đi học của các em còn đều đặn. Nhưng khi mùa mưa lũ đến, dòng sông Mã bỗng trở nên dữ dội, con đò nhỏ nhiều lúc không đủ sức để vượt dòng nước lũ. Cũng không ai đủ can đảm chèo đò qua sông vào những thời điểm ấy bởi nỗi lo sợ bị dòng nước cuốn trôi...Được biết, chiếc đò qua con sông do dân tự góp tiền mua. Mỗi một hộ gia đình sẽ trực để đưa đò 3 ngày. Cứ như vậy, cả bản làng sẽ quay vòng thay phiên nhau đưa đò. Chính vì lẽ đó mà kinh nghiệm lái đò, hiểu về nguồn nước đối với một số hộ cũng không nhiều, chưa kể đến những hôm người già trực, sức yếu tay mềm nên rất nguy hiểm |
Thanh Hà – N.Hưng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22