Nguy hại từ túi nylon: Càng biết, càng sử dụng!
Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường |
Nhiều chiến dịch tuyên truyền cho thấy tác hại của túi nylon với môi trường và sức khỏe con người đã được các ngành chức năng chú trọng, triển khai. Tuy nhiên, việc mua túi nylon quá dễ dàng với giá rẻ đã hình thành nên “rào cản” khiến người tiêu dùng khó từ bỏ thói quen sử dụng loại bao bì “đa tiện ích” này.
Khó thay đổi thói quen?
Từ lâu, người tiêu dùng hẳn không xa lạ gì với túi nylon bởi nó hiện hữu, phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Túi nylon có mặt ở hầu khắp các cửa hàng, từ nhỏ lẻ đến các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Tại các chợ dân sinh, túi nylon được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động đựng, gói, bảo quản thực phẩm. Tại các gia đình, ngoài chức năng trên, không ít người còn sử dụng nó như màng bọc thực phẩm để bảo quản trong tủ lạnh…
Trong các bãi rác, hố chôn rác, xe rác... luôn ngập tràn túi nylon với đủ kích cỡ, màu sắc |
Theo thống kê, mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 8.000 tấn rác, trong đó rác thải nylon chiếm đến 7 - 8%. Đáng chú ý, lượng túi nylon này có xu hướng tăng theo từng năm với mức độ ngày càng lớn, tạo áp lực quá tải lên môi trường. Nguy hại hơn, túi nylon là loại vật chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên.
Trao đổi về vấn đề này, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), quá trình phân hủy của túi nylon có thể kéo dài đến 1.000 năm nếu không có tác động của ánh sáng mặt trời. Bản chất túi nylon không có độc nhưng khi tồn tại trong môi trường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước.
Nói cách khác, nó làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Cá biệt, nếu túi nylon bị vứt xuống ao, hồ sẽ trực tiếp làm tắc nghẽn cống, rãnh, gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Từ những điểm ứ đọng nước thải này sẽ phát sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nguy hại là vậy, song dường như thói quen hạn chế sử dụng loại bao bì này vẫn không mấy được người dân chú ý. Theo chị Đinh Thị Tuyến, một tiểu thương kinh doanh gạo và hoa quả tại phố Giáp Nhị (quận Hoàng Mai, Hà Nội), để phục vụ cho việc buôn bán chị thường mua lẻ túi nylon với giá từ 4.500 – 8.000 đồng/lạng, tùy mẫu mã, kích cỡ. Số bao bì này, chỉ sử dụng khoảng 2 ngày là hết bởi nhu cầu chứa, đựng của khách hàng rất lớn.
“Khách sau khi mua hàng thường xin bọc thêm 2 – 3 túi ở ngoài để đảm bảo an toàn, đỡ rơi. Có 1, 2 túi nylon, khách xin nếu không cho thêm thì làm sao giữ chân khách được” – chị Tuyến cho biết.
Theo lời tiểu thương này, cá nhân chị đã từng nghe đến túi thân thiện với môi trường nhưng không thể phân biệt đâu là túi thân thiện, đâu là nylon thông thường. Ngoài ra, chị cũng không biết mua túi thân thiện với môi trường ở đâu và cũng chưa thấy khách hàng phàn nàn hay yêu cầu phải có loại bao bì trên mới mua hàng.
Cần nâng cao ý thức người dân
Thực tế cho thấy, túi nylon dễ mua, giá rẻ đã và đang trực tiếp tạo thói quen xấu cho người sử dụng. Hiện đa số người sử dụng thường chỉ dùng túi nylon một lần rồi thải ra môi trường. Hệ lụy nhãn tiền là, trong các bãi rác, hố chôn rác, xe rác... luôn ngập tràn túi nylon với đủ kích cỡ, màu sắc nằm xen lẫn các loại rác thải, phế thải khác.
Theo một nhân viên vệ sinh môi trường khu vực Hà Đông, hiện các hộ dân vẫn chưa có ý thức phân loại rác, túi nylon để tái chế. Minh chứng là, túi nylon thường được xả bỏ hoặc để chung vào các loại rác dễ phân hủy, thậm chí lẫn trong phế thải xây dựng.
Theo tìm hiểu, hiện người tiêu dùng vẫn đang thụ động tiếp cận với túi nylon. Nói cách khác, tùy thuộc vào các kênh phân phối mà họ có thể sự dụng hoặc không sử dụng loại sản phẩm này. Chẳng hạn, tại các siêu thị thay vì dùng các loại bao bì nylon thông thường, nếu họ sử dụng túi vải, giấy… thì người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Thái độ này cũng tương tự ở chiều ngược lại. Chia sẻ vấn đề này, Tiến sĩ Trần Hồng Côn cho rằng, để phổ biến các loại bao bì thân thiện với môi trường, việc áp dụng ưu đãi thuế là hết sức cần thiết. Các loại bao bì thân thiện môi trường cũng sẽ đặc biệt đẩy mạnh và phổ biến nếu có sự chung tay của các siêu thị, trung tâm thương mại...
“Để hạn chế sử dụng túi nilon, Nhà nước cần có những giải pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ sử dụng các loại túi thân thiện môi trường; xây dựng hệ thống, khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nylon; có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi nylon, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi nylon hiện nay.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là sự vào cuộc của mỗi người dân, người tiêu dùng nhằm thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng túi nylon trong cuộc sống hằng ngày” - Tiến sĩ Trần Hồng Côn nhấn mạnh
Việc xả túi nylon bừa bãi đang là một trong những lý do khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng. để tạo đột phá trong hạn chế sử dụng túi nylon gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, việc cần làm trước tiên là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác.
Túi thân thiện với giá thành rẻ sẽ sớm được nhân rộng Mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Polyme của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã chế tạo thành công loại túi nylon làm từ bột sắn kết hợp với nhựa sinh học. Đây được cho là sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn túi nylon khó phân hủy trên thị trường hiện nay. Theo kết quả thử nghiệm thì loại túi mới này có độ bền lớn hơn, dai hơn so với túi nylon bình thường. Đặc biệt, chi phí và giá thành sản xuất loại túi này không quá cao. Nguyên liệu chính để làm ra túi là từ bột sắn, kết hợp với các loại nhựa sinh học nên giá thành chỉ lớn hơn so với túi nylon truyền thống từ 1,5 đến 2 lần. Và do được làm từ các nguyên liệu sinh học thân thiện với môi trường nên sau khi sử dụng, túi này có thể được chôn xuống và phân hủy như rác thải sinh học bình thường. Với đặc tính bền, thân thiện với môi trường nhưng chi phí sản xuất lại không quá đắt, các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự kiến có thể sản xuất và bán loại sản phẩm này cho thị trường trong nước cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài. |
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17