Người lao động với nỗi lo điện tăng giá
Lo lắng trước tăng giá điện | |
Nhiều sức ép, dồn nén tăng giá điện |
"Méo mặt" vì điện tăng giá
Nhận được thông báo nộp tiền điện (thời gian từ 7/3 đến 6/4/2015), chị Thu Hà (công nhân KCN Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) lo lắng cho biết, trước đây, giá điện ở khu nhà trọ là 3000 đồng/kWh, mỗi tháng chị sử dụng xấp xỉ 150 số điện, thành tiền là 450 ngàn đồng. Tháng vừa rồi, ngay khi giá bán lẻ điện tăng thì chủ nhà trọ cũng lập tức tăng giá lên 4.000 đồng/kWh bởi thế tháng này chị Hà phải chi tới gần 700 ngàn đồng tiền điện. “Lương công nhân của hai vợ chồng được chưa tới 7 triệu/tháng, mà tiền điện đã ngốn hết gần triệu bạc rồi, lại còn bao nhiêu thứ tiền khác nữa. Vẫn biết phải tiết kiệm điện, nhất là khi giá điện tăng cao, nhưng mùa hè đến rồi, phòng trọ thì nóng bức, không dùng điện không được. Hơn nữa, nhà tôi vẫn phải đun nấu bằng điện bởi giá gas không rẻ mà dùng gas cũng thấy không an toàn vậy nên nghĩ đến tiền điện mà oải quá...", chị Hà than thở.
Lo lắng cũng là tâm trạng của CNLĐ ở nhiều KCN khác trước tình trạng điện tăng giá. Nguyễn Thị Loan, công nhân Công ty Cacnon Việt Nam (KCN Quế Võ 1), thuê trọ ở thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu (Quế Võ, Bắc Ninh) chia sẻ: “Lo lắng về giá điện tăng một phần, chúng em còn lo những dịch vụ khác cũng chạy đua tăng theo giá điện. Trước đây chúng em đã phải dùng điện với giá cao hơn nhiều so với giá quy định của nhà nước, bây giờ khi ngành điện tăng giá, chủ nhà thấy vậy cũng hét tăng giá điện vô tội vạ, họ còn tăng cả tiền nước, tiền nhà trọ nữa".
Người lao động đối mặt với nỗi lo điện tăng giá |
Đúng như lời Loan nói, ở xã Phương Liễu hiện có hơn 500 phòng trọ cho khoảng 2.000 CNLĐ trong các khu công nghiệp thuê. Giữa chủ và người đi thuê trọ chỉ thỏa thuận giá cả với nhau bằng miệng, thu theo hàng tháng. Và các chủ nhà trọ tính giá điện, nước thường cao gấp đôi so với giá hiện hành: Điện từ 3.000-3.500 đồng/kwh; nước từ 50-60 nghìn đồng/người/tháng. Từ khi ngành điện tăng giá, nhiều chủ nhà trọ ở đây đã thông báo giá phòng, điện, nước mới: Phòng trọ từ 700 nghìn đồng/tháng lên 800 nghìn đồng/tháng; điện tăng từ 3.000 lên 4.000 đồng/kwh, nước sinh hoạt từ 60 nghìn đồng lên 80 nghìn đồng/người/tháng. Mùa hè đang tới gần, nhu cầu điện sinh hoạt càng trở lên cấp thiết.
Để xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực mua bán điện, Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực cũng đã có quy định: “Người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ sinh hoạt sẽ bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”. Quy định là vậy nhưng nếu người thuê trọ không lên tiếng, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan không thường xuyên kiểm tra các chủ nhà trọ cố ý lấy giá điện sai quy định, người thuê trọ vẫn phải chịu thiệt thòi. |
Người lao động sử dụng điện nhiều, đồng nghĩa với việc mỗi tháng họ bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. "Giá điện ở khu nhà trọ của chúng tôi đã tăng lên 4.000 đồng/kWh rồi. Lương công nhân ít ỏi, phải trang trải đủ thứ chi phí sinh hoạt, lúc nào cũng phải tằn tiện chắt bóp mà bây giờ lại phải "cõng" thêm đủ thứ tăng giá, thật là quá sức chịu đựng", một CNLĐ làm việc trong KCN Vĩnh Tuy, ở trọ tại Vĩnh Hưng, Hoàng Mai cho biết.
Mạnh dạn khiếu nại nếu bị ép giá
Theo quy định của Thông tư 19/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngoài những hộ gia đình thuê trọ độc lập thì cứ 4 người (sinh viên, hoặc CNLĐ) thuê trọ chung phòng được tính giá điện như một hộ, áp dụng cho 100kWh đầu tiên là 1.533 đồng/kWh, từ kWh thứ 101 trở đi tính theo giá điện bậc thang. Cao nhất trong khung giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang hiện nay cũng chỉ là 2.587đồng/kWh, áp dụng cho kWh 401 trở đi. Tuy nhiên, điều bất hợp lý là để được trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện và được hưởng giá điện theo quy định của Bộ Tài chính, người thuê nhà phải có sự bảo lãnh của chủ trọ trong việc thanh toán tiền điện.
Trên thực tế, hiếm có chủ trọ nào chịu làm việc này, trái lại họ còn lợi dụng những quy định “khó” từ chuyện ưu đãi giá điện để làm trung gian bán điện lại cho người thuê. Nhiều chủ trọ lý giải, họ phải tăng giá điện lên là để bù vào việc thất thoát, như thắp bóng đèn đường đi chung, chi phí nhà vệ sinh hoặc dùng chạy máy bơm nước. Nếu khách thuê không đồng ý với mức giá ấy thì có thể chuyển đi chỗ khác, chứ họ không ép. Trong khi đó, tâm lý của người thuê trọ thì lại nghĩ, đã đi thuê là phải phụ thuộc, mà ở đâu cũng tính giá như vậy thì biết chuyển đi đâu? Những người thuê nhà cũng không nghĩ tới việc phản đối, khiếu nại chủ nhà khi bị thu tiền điện giá cao, bởi lo mất chỗ thuê, phiền phức và có khi"chờ được vạ thì má đã sưng”.
Theo tìm hiểu của PV, với vai trò đại diện bảo vệ NLĐ, các cấp CĐ Thủ đô cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm bớt những thiệt thòi của NLĐ khi bị ép giá điện, nước. Một cán bộ LĐLĐ huyện Đông Anh, nơi có số lượng lớn CNLĐ ngoại tỉnh làm việc trong KCN Bắc Thăng Long cho biết, LĐLĐ huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương và thông qua các tổ tự quản nhà trọ CNLĐ để tăng cường huyện tuyên truyền cho các chủ nhà trọ không tăng giá điện, giá nước, giá nhà trọ đồng thời hướng dẫn chủ nhà trọ thực hiện định mức điện để áp dụng đúng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Nhờ đó, thời gian qua, không thấy những bức xúc nổi cộm trong dư luận CNLĐ trên địa bàn liên quan đến tăng giá điện. Trong khi đó, Trung tâm chăm sóc khách hàng Tổng công ty điện lực Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này sẵn sàng hướng dẫn khách cách đăng ký sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý. Nếu người dùng điện "bị ép" mua với giá quá cao có thể làm đơn gửi tới Trung tâm CSKH của EVN để đơn vị sẽ kết hợp với các sở ban ngành giải quyết.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42