Ký ức của người lính xe tăng: Trận đánh trong ngày giải phóng đất nước
Nhà tù Hoả Lò trưng bày 250 hiện vật, hình ảnh "Chân trần chí thép" | |
Phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” |
Chiến dịch lịch sử
Sau quá trình lần tìm, đặc biệt là qua bức ảnh nổi tiếng “Xe tăng chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975” của tác giả Trần Mai Hưởng (Thông tấn xã Việt Nam), tôi đã được tiếp xúc và trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòa – một trong những chiến sỹ trên chiếc xe tăng 846 lịch sử, vượt qua và tiến vào cửa Dinh Độc Lập.
Vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòa. |
Nghe kể, tháng 5/1970 chàng thanh niên Nguyễn Quang Hòa nhập ngũ, khi đang theo học năm thứ nhất của Đại học Lâm nghiệp. Khi vào quân đội, ông được huấn luyện tại Sư đoàn 325 bộ binh, đóng quân ở Thanh Hóa. Đến tháng 10/1970 thì chuyển sang đơn vị tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2.
Giọng điệu hào hứng và đậm chất lính khi nhắc lại quãng thời điểm nhập ngũ, ông Nguyễn Quang Hòa kể: “Từ ngày học phổ thông rồi đại học, tôi đã là cây văn nghệ của trường, đến năm 1972, trong những ngày hành quân vào chiến trường miền Nam, cứ nghỉ đâu là tiếng hát lại được cất vang ngay trên võng nghỉ.
Xe tăng mang số hiệu 846 được ghi lại trong bức ảnh của nhà báo Trần Mai Hưởng |
Lúc bấy giờ, những người lính trẻ như chúng tôi cũng chưa hình dung ra được cuộc chiến đấu khốc liệt phía trước, chỉ biết rằng lúc đó anh em trong đơn vị ai ai cũng sùng sục sức chiến đấu, chỉ mong đến giờ ra trận địa để tiêu diệt kẻ thù”.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại đội 5 của ông Nguyễn Quang Hòa được điều động tham gia chiến đấu ở căn cứ Nước Trong, cửa ngõ của Sài Gòn. Có một chi tiết cho đến nay vẫn ít người biết đó là, khoảng 5h chiều ngày 26/4/1975, xe tăng 846 của ông Hòa cũng là chiếc xe đã nổ tiếng súng đầu tiên khai màn chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Nước Trong.
Ngày 29/4, đơn vị của ông Hòa tiếp tục được cấp trên giao nhiệm vụ triển khai, đánh chiếm Dinh Độc Lập, chiến dịch được đặt theo tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Lúc anh em trong đơn vị chúng tôi sau khi nghe tên chiến dịch, anh em ai cũng phấn chấn, tinh thần, đều thầm nhủ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Bằng bất cứ giá nào cũng phải hoàn thành nhiệm vụ” – ông Hòa chia sẻ. Tại khu vực chiến trường được coi là trọng điểm của cửa ngõ hướng Đông Nam Sài Gòn này, địch chống cự ác liệt suốt hai ngày đêm. Trận đánh ác liệt mới kết thúc, quân ta toàn thắng, chiếm được căn cứ Nước Trong. Tuy nhiên, cũng tại trận đánh, Đại đội 5 đã bị địch bắn cháy mất 3 xe tăng.
Sau khi được bổ sung, đội hình xe tăng của Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tiến vào Sài Gòn gồm có tổng cộng 7 xe. Đầu giờ sáng 30/4, được lệnh của Lữ đoàn, đội hình xe tăng Đại đội 5 đã triển khai vượt cầu Long Bình trên xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn.
Khi đến chân cầu Sài Gòn thì đơn vị gặp đội hình của Tiểu đoàn 1 đi trước. Tại đây, do có một xe bị sa lầy nên Đại đội đã dừng lại để cứu trợ. Cũng trong thời điểm này, quanh cầu Long Bình có một số máy bay địch lượn nhiều vòng, ý đồ muốn ném bom phá cầu.
Trước tình hình này, được lệnh của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Đại đội 5 bắt đầu vượt cầu, tiến vào Sài Gòn. “Lúc đó địch không chống trả nhưng chúng dùng máy bay với ý đồ ném bom phá hủy cầu, nhưng ý đồ đó không thành. Sau khi qua cầu, địch bắt đầu chống trả quyết liệt. Một xe tăng của đơn vị tôi đã bị địch bắn cháy khiến đồng chí trưởng xe bị thương, một đồng chí khác hi sinh” – cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòa nhớ lại.
Chuyện chưa kể về một thời hoa lửa
Theo tìm hiểu, xe tăng mang số hiệu 846 nằm trong đội hình thọc sâu của Lữ đoàn 203 thuộc cánh quân phía Đông. Trên xe tăng 846 thời điểm đó gồm các chiến sĩ: Nguyễn Quang Hòa (trưởng xe), Trần Văn Quý (pháo thủ số 1), Nguyễn Bá Tứ (pháo thủ số 2) và lái xe Trần Bình Yên.
Chỉ tôi xem bức ảnh lịch sử về xe tăng 846 được treo trang trọng trong nhà do nhà báo Trần Mai Hưởng ghi lại, đó là hình ảnh xe tăng vào ngang cổng Dinh Độc Lập, cánh cửa sắt đổ sập vẫn nằm trên mặt đất, lá cờ giải phóng trên tháp pháo tung bay… ông Nguyễn Quang Hòa hồ hởi bảo, khi vượt qua cầu Sài Gòn, nhịp tim của những người lính trẻ trên xe đều đập rộn ràng, cả bốn người cùng có chung sự hồi hộp xúc động khi chiến tranh sắp kết thúc, giờ phút non sông thu về một mối sắp tới gần.
Như nhớ lại những cảm xúc về giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời, ông Hòa bộc bạch: “Khi lá cờ ngụy quyền Sài Gòn bị giật xuống, cờ Mặt trận thống nhất miền Nam được cắm trên nóc Dinh Độc lập, chúng tôi đã ôm nhau cười, khóc vì sung sướng. Nhìn quần áo ai cũng lấm lem, nhưng không thể tả được chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Sau bao nhiêu năm bom đạn, cuối cùng hai miền đất nước được thống nhất”.
Theo lời ông Hòa, khi vào trong Dinh Độc Lập, bộ đội vẫn được lệnh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu như địch phản ứng lại. Khi vào Dinh, xe tăng 846 nằm trong nhóm xe được giao nhiệm vụ bảo vệ phía sườn bên trái trong khi các xe khác án ngữ phía trước mặt. Để sẵn sàng chiến đấu, đêm 30/4, người lính Nguyễn Quang Hòa và đồng đội đã thay phiên nhau gác và ngủ ngay trên xe tăng.
Đến chiều 1/5, ông Hòa và đồng đội mới được lệnh rút khỏi Dinh Độc lập. Cùng với những chiếc xe tăng khác của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, xe tăng 846 đã hoàn thành nhiệm vụ trong ngày trọng đại nhất của lịch sử thống nhất đất nước.
Chỉ huy xe tăng Nguyễn Quang Hòa chia sẻ rằng, sau những năm trong quân ngũ, trở về cuộc sống đời thường (năm 1983) cá nhân ông cũng làm và bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống. Vẫn giữ trong mình chất lính, sự chịu thương, chịu khó không nề hà khó nhọc, ông Hòa mày mò làm đủ việc, từ chạy máy kem, máy đá đến mua trứng gà về bán. Kinh tế gia đình cũng dần theo đó phát triển.
Nhắc chuyện thuở còn trai trẻ, bà Vũ Thị Tiến – vợ ông Hòa nhìn chồng rồi hóm hỉnh bảo, do 2 gia đình cách nhau chỉ 50 mét nên từ nhỏ bà đã “nhắm” ông vì cảm mến tính chân chất, chăm chỉ của chồng. “Chúng tôi đến với nhau năm 1977, trước đó tôi cũng thầm mến vì nhà sát nhau, ruộng hai nhà cũng sát nhau. Do chịu khó nên ruộng của nhà ông ấy luôn đẹp nhất khu, rau cỏ cũng xanh tốt nhất” - bà Vũ Thị Tiến chia sẻ.
Nắm chặt tay chồng, bà Tiến bảo, những năm gần đây sức khỏe của ông yếu hơn do bị bệnh tiểu đường, bị tai biến và đã phải phẫu thuật tim. Thế nhưng, những cuộc họp, những hoạt động của cựu chiến binh trên địa bàn phường ông vẫn chẳng nề hà, tham gia đều đặn.
Chia tay người cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòa khi trời ngả dần về chiều, ông bảo niềm vui sướng lớn nhất của ông là thấy đất nước ngày một phát triển, thấy được lớp trẻ hăng say xây dựng, phát triển kinh tế địa phương. Một thời tuổi trẻ đã đi qua với biết bao con người đã ngã xuống để nay thế hệ con cháu được sống trong hòa bình, vững niềm tin để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21