Giải mẫn cảm cho bệnh nhi phản vệ với thuốc điều trị ung thư
7 loại thực phẩm có thể phòng ngừa ung thư | |
Hơn 60 triệu đồng 1 chai thuốc điều trị theo liệu pháp miễn dịch | |
Pháp hỗ trợ Việt Nam kỹ thuật và đào tạo bác sỹ điều trị ung thư |
Theo các chuyên gia y tế, giải mẫn cảm là phương pháp điều trị khó khăn vì nguyên lý là dùng chính loại thuốc mà bệnh nhân đã phản ứng để điều trị cho bệnh nhân. Giải mẫn cảm trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu phản vệ lại càng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong rất cao, bệnh nhân rất có thể lặp lại sốc trong quá trình giải mẫn cảm.
Bác sĩ Lê Thu Hương thăm, khám cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC). |
Đơn cử, trường hợp bé trai Nguyễn V. A (5 tuổi) được chẩn đoán u tế bào mầm và được chỉ định điều trị theo đợt tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương. Ở chu trình đầu tiên, bệnh nhi không có biểu hiện bất thường. Đến đợt điều trị thứ hai khi bệnh nhân mới truyền thuốc Epotosid được 3 phút thì có triệu chứng phản vệ: Nổi ban, mạch nhanh, khó thở, SpO2 giảm (88-92%). Rất may mắn, sau khi được các bác sĩ kịp thời cấp cứu, cháu bé đã qua cơn nguy hiểm.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thu Hương, chuyên khoa Miễn dịch - Dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vấn đề nảy sinh là bé A không có lựa chọn điều trị nào khác ngoài Epotosid. Các bác sĩ lúc này đứng trước 2 lựa chọn khó khăn: Một là chỉ định bệnh nhi ngừng thuốc (điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh của trẻ), hai là tiến hành giải mẫn cảm cho bệnh nhi – phương án chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Một cuộc hội chẩn liên khoa gồm các bác sĩ chuyên ngành Ung bướu, Hồi sức tích cực và Miễn dịch - Dị ứng đã được tổ chức. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thống nhất tiến hành giải mẫn cảm cho cháu V. A theo quy trình 14 bước. Đặc trưng của giải mẫn cảm là nhắc lại từng liều nhỏ và tăng dần dị nguyên là thuốc gây dị ứng sau mỗi khoảng thời gian cố định. Mục đích của giải mẫn cảm là tạo khả năng dung nạp với thuốc. Tổng liều sẽ được thực hiện trong quá trình giảm mẫn cảm, cho phép bệnh nhân điều trị với phác đồ tốt nhất của liệu pháp điều trị.
Cháu Nguyễn V. A được các bác sĩ tiến hành giải mẫn cảm và đã hoàn thành liệu trình điều trị 5 ngày. Với bệnh nhân phản ứng với thuốc cần điều trị giải mẫn cảm, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định từ liều nhỏ từ từ tăng dần làm sao cho bệnh nhân sử dụng được thuốc đó mà không xảy ra phản ứng. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng phản ứng với thuốc liệu trình giải mẫn phải lặp lại các bước nhỏ trước đó. “Đây là một công việc đòi hỏi sự kỳ công vì phải thực hiện từng li từng tí, vừa làm vừa phải điều chỉnh theo diễn biến của từng bệnh nhân” - bác sĩ Lê Thu Hương chia sẻ.
Sau khoảng thời gian được các bác sĩ tích cực chăm sóc, cháu V. A đã kết thúc đợt điều trị và ra viện. Các bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch - Dị ứng đã tiếp nhận và tiến hành giải mẫn cảm cho một số trường hợp bệnh nhi phản ứng với các thuốc điều trị… Đa số các trường hợp bệnh nhân chỉ có phản ứng trên da. Cháu V. A là trưởng hợp điển hình của phản ứng nặng với thuốc điều trị với phản ứng phản vệ rất rõ, phải cấp cứu như cấp cứu sốc phản vệ.
Cũng theo bác sĩ Hương, để có thể kịp thời xử trí các tình huống bệnh nhi phản ứng thuốc trong quá trình điều trị, quá trình giải mẫn cảm cho các bệnh nhi đều được thực hiện tại cơ sở hồi sức cấp cứu với sự túc trực phối hợp chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa hồi sức. Nếu bệnh nhi vượt qua được liệu trình giải mẫn đủ liều điều trị đầu tiên mà không xuất hiện phản ứng gì thì từ sau đó cháu bé sẽ được điều trị theo phác đồ. Liệu pháp giải mẫn cảm tạo ra sự dung nạp với thuốc, tuy nhiên nếu thuốc không được dùng thường xuyên sự dung nạp sẽ mất đi, bệnh nhân sẽ phải giải mẫn cảm khi dùng lại thuốc đó. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46